Một nghiên cứu của Jennifer Wadsworth và Charles Cockell thuộc Trường đại học Edinburgh cho thấy bề mặt của sao Hỏa vô cùng chết chóc, cơ bản sẽ không cho phép bất kỳ tế bào nào tồn tại.Điều này trái ngược với lo lắng của các nhà khoa học gửi các tàu vũ trụ tới sao Hỏa, họ phải khử trùng chúng một cách nghiêm túc để không vô tình mang những thứ ở trên Trái Đất lên đó.Nguyên nhân là vì họ lo sợ sẽ làm nhiễm bẩn bề mặt của hành tinh đỏ bằng những thứ ở cuộc sống địa cầu của chúng ta và điều này có thể ảnh hưởng đến những khám phá trong tương lai, khiến những phát hiện ở đây không còn chính xác nữa.Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy một hợp chất được gọi là perchlorate có thể được kích hoạt trên bề mặt của sao Hỏa dưới ánh sáng mặt trời.Điều này rất quan trọng vì hợp chất khi kích hoạt có thể khiến các vi khuẩn chết đi, và hợp chất này vô cùng dồi dào trên sao Hỏa.Trước đó các nhà khoa học cho rằng hợp chất chỉ được kích hoạt khi có nhiệt, tuy nhiên trên sao Hỏa lại rất lạnh nên điều này có thể không xảy ra.Nhưng khi mô phỏng môi trường sao Hỏa trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học sử dụng một buồng chứa không có oxy và tái tạo các bước sóng ánh sáng trên bề mặt sao Hỏa.Sau đó, họ giám sát ảnh hưởng của perchlorate trong tình trạng này lên một chất gây ô nhiễm thông thường được tìm thấy trên tàu vũ trụ Bacillus subtilis. Trong điều kiện tương tự như đất sao Hỏa, các tế bào chết trong vòng vài phút khi các perchlorate được kích hoạt.Điều này cho thấy bề mặt của sao Hỏa thậm chí còn độc hại hơn so với những gì chúng ta nghĩ. Có rất nhiều thứ trong môi trường của sao Hỏa có thể gây chết người cho cuộc sống con người.Tuy nhiên thách thức lớn nhất đối với cuộc sống là luồng ion phóng xạ cao xuyên qua bầu khí quyển mỏng và đi đến bề mặt. Thêm vào đó, nghiên cứu mới cũng cho thấy một số phân tử trên bề mặt có thể độc hại hơnNhưng theo các nhà khoa học, chúng ta không nên nản lòng trong công cuộc tìm kiếm sự sống trên sao Hoả. Mặc dù không có bất kỳ sự sống nào ở đây, nhưng vi khuẩn hoặc các dạng khác có thể tồn tại trên bề mặt hoặc ở dưới lòng đất.Một số cá thể sống vẫn có thể tồn tại trong những môi trường cực kỳ khắc nghiệt. Loại vi khuẩn mà các nhà khoa học kiểm tra trong phòng thí nghiệm không phải là loại này, vì vậy có thể chúng tồn tại trên bề mặt sao Hỏa.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Một nghiên cứu của Jennifer Wadsworth và Charles Cockell thuộc Trường đại học Edinburgh cho thấy bề mặt của sao Hỏa vô cùng chết chóc, cơ bản sẽ không cho phép bất kỳ tế bào nào tồn tại.
Điều này trái ngược với lo lắng của các nhà khoa học gửi các tàu vũ trụ tới sao Hỏa, họ phải khử trùng chúng một cách nghiêm túc để không vô tình mang những thứ ở trên Trái Đất lên đó.
Nguyên nhân là vì họ lo sợ sẽ làm nhiễm bẩn bề mặt của hành tinh đỏ bằng những thứ ở cuộc sống địa cầu của chúng ta và điều này có thể ảnh hưởng đến những khám phá trong tương lai, khiến những phát hiện ở đây không còn chính xác nữa.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy một hợp chất được gọi là perchlorate có thể được kích hoạt trên bề mặt của sao Hỏa dưới ánh sáng mặt trời.
Điều này rất quan trọng vì hợp chất khi kích hoạt có thể khiến các vi khuẩn chết đi, và hợp chất này vô cùng dồi dào trên sao Hỏa.
Trước đó các nhà khoa học cho rằng hợp chất chỉ được kích hoạt khi có nhiệt, tuy nhiên trên sao Hỏa lại rất lạnh nên điều này có thể không xảy ra.
Nhưng khi mô phỏng môi trường sao Hỏa trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học sử dụng một buồng chứa không có oxy và tái tạo các bước sóng ánh sáng trên bề mặt sao Hỏa.
Sau đó, họ giám sát ảnh hưởng của perchlorate trong tình trạng này lên một chất gây ô nhiễm thông thường được tìm thấy trên tàu vũ trụ Bacillus subtilis. Trong điều kiện tương tự như đất sao Hỏa, các tế bào chết trong vòng vài phút khi các perchlorate được kích hoạt.
Điều này cho thấy bề mặt của sao Hỏa thậm chí còn độc hại hơn so với những gì chúng ta nghĩ. Có rất nhiều thứ trong môi trường của sao Hỏa có thể gây chết người cho cuộc sống con người.
Tuy nhiên thách thức lớn nhất đối với cuộc sống là luồng ion phóng xạ cao xuyên qua bầu khí quyển mỏng và đi đến bề mặt. Thêm vào đó, nghiên cứu mới cũng cho thấy một số phân tử trên bề mặt có thể độc hại hơn
Nhưng theo các nhà khoa học, chúng ta không nên nản lòng trong công cuộc tìm kiếm sự sống trên sao Hoả. Mặc dù không có bất kỳ sự sống nào ở đây, nhưng vi khuẩn hoặc các dạng khác có thể tồn tại trên bề mặt hoặc ở dưới lòng đất.
Một số cá thể sống vẫn có thể tồn tại trong những môi trường cực kỳ khắc nghiệt. Loại vi khuẩn mà các nhà khoa học kiểm tra trong phòng thí nghiệm không phải là loại này, vì vậy có thể chúng tồn tại trên bề mặt sao Hỏa.