Thật khó để tin rằng có băng trên Sao Thủy, nơi nhiệt độ ban ngày lên tới 400 độ C. Bây giờ một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng, nhiệt độ ban ngày trên hành tinh gần mặt trời nhất có thể giúp tạo ra một phần băng.
Cũng như Trái đất, các tiểu hành tinh đã cung cấp phần lớn nước cho Sao Thủy. Nhưng sức nóng ban ngày cực đoan có thể kết hợp với nhiệt độ - 200 độ C trong các miệng hố hai vùng cực không bao giờ nhìn thấy ánh sáng mặt trời có thể hoạt động như một phòng thí nghiệm hóa học tạo băng khổng lồ, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Georgia cho biết.
|
Nguồn ảnh: ScienceDaily
|
Brant Jones, một nhà nghiên cứu tại Trường Hóa học và Hóa sinh của Georgia Tech, tác giả của nghiên cứu này nhận định: "Khoáng chất trong đất bề mặt của sao Thủy chứa những gì được gọi là nhóm hydroxyl (OH), được tạo ra chủ yếu bởi các proton".
Trong mô hình, nhiệt độ cực cao ban ngày giúp giải phóng các nhóm hydroxyl sau đó cung cấp năng lượng cho chúng đập vào nhau để tạo ra các phân tử nước và hydro thoát ra khỏi bề mặt và trôi dạt khắp hành tinh.
Một số phân tử nước bị phá vỡ bởi ánh sáng mặt trời hoặc bay lên trên bề mặt hành tinh, nhưng các phân tử khác hạ cánh gần cực của Sao Thủy trong miệng hố bóng tối vĩnh cửu khỏi ánh sáng mặt trời. Mặt khác Sao Thủy không có bầu khí quyển và do đó không có không khí dẫn nhiệt, vì vậy các phân tử kết tinh thành băng vĩnh cửu nằm trong bóng tối các miệng hố hai vùng cực.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực