Các nhà khai thác sẽ đầu tư mạnh mẽ để lắp đặt thêm thiết bị 5G với mục đích mở rộng vùng phủ sóng của các mạng 5G hiện tại trên toàn quốc.Thông báo này tuân theo thỏa thuận giữa Bộ trưởng Bộ Khoa học và CNTT Hàn Quốc Choi Ki-young và quản lý của 3 nhà khai thác trong nước.
Theo báo cáo cho biết, ban đầu khoản đầu tư này dự kiến là 2,7 nghìn tỷ won nhưng sau đó đã được tăng lên 4 nghìn tỷ won. Số tiền tăng thêm này sẽ được sử dụng để triển khai cơ sở hạ tầng 5G ở các khu vực như tàu điện ngầm, đường sắt, cửa hàng bách hóa và trường đại học.
|
Các nhà mạng Hàn Quốc đầu tư 3,4 tỷ USD vào 5G trong nửa đầu năm 2020 |
Tính đến cuối tháng 1 vừa, 3 nhà khai thác đã triển khai khoảng 92.000 trạm gốc 5G trên cả nước, chiếm gần 10% tổng số trạm gốc LTE tại Hàn Quốc.
Young Yoon- Giám đốc Tài chính của SK Telecom, nhà khai thác di động lớn nhất của Hàn Quốc cho biết,đến cuối năm 2019, nhà mạng này đã đạt 2,08 triệu thê bao 5G và dự kiến sẽ đạt 6-7 triệu thuê bao trong phân khúc 5G vào cuối năm 2020.
Kết thúc năm 2019, nhà khai thác di động KT dành được 1,42 triệu thuê bao trong phân khúc 5G. KT đã phải trải qua một giai đoạn phát triển thuê bao chậm lại trong quý cuối cùng của năm 2019 chỉ với 363 nghìn thuê bao so với 636 nghìn thuê bao trong quý 3.
Trong khi đó, LG Uplus báo cáo rằng họ đã kết thúc năm 2019 với tổng số 1,16 triệu thuê bao 5G. Số lượng thuê bao 5G của LG Uplus đã tăng 33,1% trong quý cuối cùng của năm 2019.
Hàn Quốc tuyên bố là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai đầy đủ dịch vụ thương mại 5G vào ngày 3/4/2019. Vùng phủ sóng 5G ở Hàn Quốc bị giới hạn ở các khu vực đô thị và những nơi có nhiều người.
Ba công ty viễn thông Hàn Quốc đã ra mắt dịch vụ thương mại 5G giới hạn vào tháng 12/2018 như một phần của thỏa thuận với Bộ khoa học &CNTTđể triển khai đồng thời nhằm tránh cạnh tranh quá mức. Ba nhà mạng di động ban đầu đã ra mắt dịch vụ 5G tại các khu vực hạn chế ở Seoul.
Trước đó, vào tháng 6/2018, Hàn Quốc đã hoàn thành một quy trình đấu thầu thông qua đó họ đã trao giấy phép phổ tần ở cả 2 băng tần 3,5 GHz và 28 GHz. Chính phủ đã cung cấp tổng cộng 280 MHz trong băng tần 3,5 GHz và 2.400 MHz trong băng tần 28 GHz, trong đó băng tần 3,5 GHz được chia thành 28 khối, mỗi khối 10 MHz và băng tần 28 GHz được chia thành 24 khối, mỗi khối 100 MHz.Các nhà khai thác di động SK Telecom, KT và LG Uplus chỉ giới hạn 10 khối cho mỗi băng tần.
Các nhà khai thác đã trả tổng cộng 3,6183 nghìn tỷ won (3,3 tỷ USD) cho giá trị phổ tần, cao hơn 340 tỷ won so với giá khởi điểm 3,3 nghìn tỷ won. Thời hạn giấy phép đối với băng tần 3,5 GHz là 10 năm và băng tần 28 GHz là 5 năm.
Phan Văn Hòa(theo Rcrwireless)