Sản phẩm nhà chống lũ thế hệ mới do anh Lê Trung Hiếu (Hoàng Mai, Hà Nội) thực hiện sau khi hoàn thành chuyến cứu trợ bà con vùng lũ miền Trung tháng 10 vừa qua.Anh Hiếu cho biết, nhà chống lũ ở Việt Nam đã có nhiều, tuy giúp bà con rất nhiều nhưng những mô hình đó đều có những hạn chế lớn như trọng tâm ở cao khiến nhà khó chống chọi với gió lớn, giá thành cao.Để khắc phục việc trọng tâm cao. Anh Hiếu thử nghiệm dùng vật liệu bằng bê tông, hạ thấp và đặt trọng tâm ở dưới đáy nhà.Ngôi nhà được sản xuất trên phương thức module. Sau khi lắp ghép, các module tạo thành một khối, có hầm để chứa đồ tích trữ chống lũ. Phần trên được lắp ghép bởi tôn tạo thành vòm có độ cao 1,9m có thể chứa đồ đạc.Mỗi căn nhà sẽ được thiết kế bởi 4-6 module, mỗi module có kích thước 1,5mx2m để dễ vận chuyển. Lắp ghép các module bằng bu lông. Được đúc bằng bê tông cốt thép tỷ trọng 800kg/m3.Vỏ được bọc lớp lưới thép và trát bằng vữa xi măng chống thấm mác 150. Một căn nhà cơ bản sẽ được tạo thành từ 4 module và có diện tích khoảng 16m2.Để đảm bảo ngôi nhà có thể nổi, anh Hiếu cùng các cộng sự đã nghiên cứu và quyết định sử dụng bê tông tỷ trọng nhẹ hay bê tông bọt khí, gia cố bằng thép cường độ cao và lưới thép bảo vệ bên ngoài. Điều này giúp ngôi nhà vừa có thể nổi vừa đảm bảo sự kiên cố cho ngôi nhà.Để ngôi nhà thêm vững chắc, căn nhà được sử dụng cốt thép và thành bê tông dày 10-20cm.Ngôi nhà được thiết kế để đạt lực đẩy 8 tấn, trong đó trọng lượng khô của nhà khoảng 5 tấn, còn 3 tấn dành cho người trú ẩn và đồ đạc trong nhà vẫn còn thừa.Những khoang hầm có thể tích trữ đồ đạc được. Bên cạnh đó, nhà cũng được thiết kế theo dạng module để đảm bảo nếu một module gặp sự cố thì nhà vẫn sẽ nổiAnh Hiếu cho biết, nếu mỗi hộ dân được trang bị một module nhà tự nổi kích thước 4x4m này thì có khả năng mang 3,4 tấn hàng hoá và chứa 6-8 người thì sau không cần cứu trợ đồng bào lũ lụt nữa... Khi không có lũ tháo nóc úp ra thành sân phơi thóc, gieo mạ, sân chơi... không ảnh hưởng đến diện tích và mỹ quan.Thử nghiệm ngày 4/12, sức chứa với 10 người, sàn nhà vẫn cách mép nước hơn 40cm. Mực nước này đủ để cho lực đẩy khoảng 3 tấn hàng hoá.Ngôi nhà có giá trị sử dụng khá lớn, bên cạnh việc làm sân phơi, sân chơi, kho chứa thì người dân cũng có thể cải tạo thành một nhà homestay dạng bungalow, giúp có thêm sinh kế ở những thời gian rảnh rỗi.Chi phí tạm tính toán để hoàn thiện ngôi nhà sẽ khoảng 25 triệu đồng (phi lợi nhuận), với các vật liệu như bê tông cốt thép, ngôi nhà sẽ có độ bền khoảng 15 năm.Nếu đi vào sản xuất hàng loạt, anh Hiếu có thể cho ra lò khoảng 30-40 ngôi nhà thế này mỗi tháng.Đây sản chỉ là sản phẩm thử nghiệm, sắp tới, anh Hiếu sẽ hoàn thiện hơn với độ thẩm mỹ cao hơn.Đặc biệt, anh Hiếu cho biết sẽ công khai và chuyển giao công nghệ, thiết kế miễn phí cho bất kì cá nhân, tổ chức nào để thực hiện với mục đích hỗ trợ bà con vùng lũ.
Sản phẩm nhà chống lũ thế hệ mới do anh Lê Trung Hiếu (Hoàng Mai, Hà Nội) thực hiện sau khi hoàn thành chuyến cứu trợ bà con vùng lũ miền Trung tháng 10 vừa qua.
Anh Hiếu cho biết, nhà chống lũ ở Việt Nam đã có nhiều, tuy giúp bà con rất nhiều nhưng những mô hình đó đều có những hạn chế lớn như trọng tâm ở cao khiến nhà khó chống chọi với gió lớn, giá thành cao.
Để khắc phục việc trọng tâm cao. Anh Hiếu thử nghiệm dùng vật liệu bằng bê tông, hạ thấp và đặt trọng tâm ở dưới đáy nhà.
Ngôi nhà được sản xuất trên phương thức module. Sau khi lắp ghép, các module tạo thành một khối, có hầm để chứa đồ tích trữ chống lũ. Phần trên được lắp ghép bởi tôn tạo thành vòm có độ cao 1,9m có thể chứa đồ đạc.
Mỗi căn nhà sẽ được thiết kế bởi 4-6 module, mỗi module có kích thước 1,5mx2m để dễ vận chuyển. Lắp ghép các module bằng bu lông. Được đúc bằng bê tông cốt thép tỷ trọng 800kg/m3.
Vỏ được bọc lớp lưới thép và trát bằng vữa xi măng chống thấm mác 150. Một căn nhà cơ bản sẽ được tạo thành từ 4 module và có diện tích khoảng 16m2.
Để đảm bảo ngôi nhà có thể nổi, anh Hiếu cùng các cộng sự đã nghiên cứu và quyết định sử dụng bê tông tỷ trọng nhẹ hay bê tông bọt khí, gia cố bằng thép cường độ cao và lưới thép bảo vệ bên ngoài. Điều này giúp ngôi nhà vừa có thể nổi vừa đảm bảo sự kiên cố cho ngôi nhà.
Để ngôi nhà thêm vững chắc, căn nhà được sử dụng cốt thép và thành bê tông dày 10-20cm.
Ngôi nhà được thiết kế để đạt lực đẩy 8 tấn, trong đó trọng lượng khô của nhà khoảng 5 tấn, còn 3 tấn dành cho người trú ẩn và đồ đạc trong nhà vẫn còn thừa.
Những khoang hầm có thể tích trữ đồ đạc được. Bên cạnh đó, nhà cũng được thiết kế theo dạng module để đảm bảo nếu một module gặp sự cố thì nhà vẫn sẽ nổi
Anh Hiếu cho biết, nếu mỗi hộ dân được trang bị một module nhà tự nổi kích thước 4x4m này thì có khả năng mang 3,4 tấn hàng hoá và chứa 6-8 người thì sau không cần cứu trợ đồng bào lũ lụt nữa... Khi không có lũ tháo nóc úp ra thành sân phơi thóc, gieo mạ, sân chơi... không ảnh hưởng đến diện tích và mỹ quan.
Thử nghiệm ngày 4/12, sức chứa với 10 người, sàn nhà vẫn cách mép nước hơn 40cm. Mực nước này đủ để cho lực đẩy khoảng 3 tấn hàng hoá.
Ngôi nhà có giá trị sử dụng khá lớn, bên cạnh việc làm sân phơi, sân chơi, kho chứa thì người dân cũng có thể cải tạo thành một nhà homestay dạng bungalow, giúp có thêm sinh kế ở những thời gian rảnh rỗi.
Chi phí tạm tính toán để hoàn thiện ngôi nhà sẽ khoảng 25 triệu đồng (phi lợi nhuận), với các vật liệu như bê tông cốt thép, ngôi nhà sẽ có độ bền khoảng 15 năm.
Nếu đi vào sản xuất hàng loạt, anh Hiếu có thể cho ra lò khoảng 30-40 ngôi nhà thế này mỗi tháng.
Đây sản chỉ là sản phẩm thử nghiệm, sắp tới, anh Hiếu sẽ hoàn thiện hơn với độ thẩm mỹ cao hơn.
Đặc biệt, anh Hiếu cho biết sẽ công khai và chuyển giao công nghệ, thiết kế miễn phí cho bất kì cá nhân, tổ chức nào để thực hiện với mục đích hỗ trợ bà con vùng lũ.