Quanh lùm xùm câu chuyện sự thật về “vợ chồng cô gái mù hát rong” trong chương trình Điều ước thứ 7 (phát sóng ngày 10/1 trên VTV3), trong buổi trả lời phỏng vấn với Đại Lộ, anh Thanh - nhân vật trong câu chuyện có chia sẻ chị Đào đã dùng số điện thoại của anh nhắn tin giả mạo cho biên tập viên Diệp Chi (BTV chương trình - PV) đòi phát sóng, làm dấy lên câu hỏi những người khiếm thị sử dụng thiết bị di động, máy tính bảng thế nào?
|
Câu chuyện của cặp vợ chồng mù trong chương trình Điều ước thứ 7 từng lấy đi rất nhiều nước mắt của người xem. |
Thực tế, hiện nay có khá nhiều thiết bị công nghệ cho người khiếm thị sử dụng, nhưng còn chưa được phân bố rộng rãi. Đa số trong đó là những thiết bị vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu hoặc chỉ có trên thị trường quốc tế.
Cuối tháng 12/2014, một ứng dụng bằng tiếng Việt đầu tiên được xây dựng trên nền tảng Android của điện thoại thông minh dành cho người khiếm thị được giới thiệu, là thông tin vui cho những người khiếm khuyết.
|
ThS Trần Minh Trường thử nhắm mắt dùng điện thoại có cài phần mềm hỗ trợ đọc tiếng Việt cho người khiếm thị. Ảnh: Tuổi trẻ.
|
Ứng dụng do nhóm nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo (AILab) Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM) thực hiện. Theo đó, người khiếm thị chỉ cần sờ vào màn hình chiếc smartphone là có thể nhắn tin, lướt internet, gọi điện thoại, và sử dụng các ứng dụng.
Năm 2012, hãng Quancomm phối hợp với công ty Project RAY ra mắt loại
điện thoại thông minh dành cho người mù và người có thị lực kém. Chiếc điện thoại này được tích hợp cả chức năng gọi điện và gửi tin nhắn, hộp thư, phần mềm chạy sách nói, máy ghi âm, hệ thống định vị và chức năng xóa. Máy cũng tự động ghi lại dữ liệu.
|
Điện thoại thông minh dành cho người có thị lực kém của Quancomm và RAY. |
Với chiếc điện thoại này, người sử dụng sẽ không cần phải nhìn vào màn hình mà chỉ cần có những động tác đặc biệt. Chẳng hạn, chỉ cần đặt ngón tay vào bất kỳ vị trí nào trên màn hình và di chuyển ngón tay lên trên, điện thoại sẽ được mở, nếu ngón tay di sang bên phải nghĩa là bạn đã mở chương trình đọc sách.
Xem clip: Cách người khiếm thị sử dụng điện thoại thông minh (nguồn video: Youtube)
Năm 2011, một nhóm nhà nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) đã phát minh ra cách để những người khiếm thị sử dụng màn hình cảm ứng của máy tính bảng như một bàn phím chữ nổi Braille. Thay vì gõ bàn phím hay viết tay, người khiếm thị gõ trực tiếp lên màn hình cảm ứng. Khi người dùng đặt 8 ngón tay lên màn hình cảm ứng, bàn phím sẽ xuất hiện.
|
Màn hình cảm ứng dành cho người khiếm thị. |
Cũng trong năm 2011, các nhà khoa học thuộc Đại học Bách khoa Liên bang Lausane (EPFL), Thụy Sĩ, phát minh ra một thế hệ màn hình
cảm ứng mới cho phép người sử dụng cảm nhận được bằng cảm giác qua tiếp xúc giữa ngón tay và màn hình.
Quay về câu chuyện của "vợ chồng cô gái mù hát rong" trong chương trình Điều ước thứ 7, sự thực liệu người vợ mù có khả năng nhắn tin được cho biên tập viên Diệp Chi hay không vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Bởi thực tế việc chị Đào dùng điện thoại của chồng để nhắn tin dường như bất khả thi. Có khả năng chiếc điện thoại hai người dùng chung không phải là loại điện thoại dành cho người khiếm thị, ngoài ra, khả năng nhìn của chị Đào cũng không thể.
Trong buổi trả lời phỏng vấn với báo Vietnamnet, có chi tiết chị Đào kể sau khi rời Hà Nội được khoảng 3 năm thì hai người gặp lại nhau tại TP Ninh Bình. Lúc đó, chị Đào không nhận ra anh Thanh vì chị không nhìn thấy, chỉ đến khi anh Thanh cầm míc lên hát bài “Đêm trăng kỉ niệm” của hai người thì chị mới nhận ra. Như vậy, khả năng nhìn của chị Đào vào một chiếc điện thoại liệu có khả năng? Có chăng là do thói quen dùng điện thoại hàng ngày giúp chị thành thạo hơn trong việc liên lạc?
Xem clip: Câu chuyện "Vợ chồng cô gái mù hát rong" trong chương trình Điều ước thứ 7 phát sóng ngày 10/1/2015
Nguồn: VTV