Vào ngày 6/9, học sinh cả nước chính thức bước vào năm học mới và học trực tuyến. Theo đó, các trường thực hiện giảng dạy thông qua các giải pháp học trực tuyến như: Microsoft Team, Zoom, Google Meet... Sau vài ngày học online, tình trạng nghẽn mạng xảy ra gây khó khăn cho thầy và trò trong quá trình dạy - học của giáo viên và học sinh. Ảnh: Lao động.Cũng trong ngày 6/9, đại diện từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam, tuyến cáp AAE-1 gặp sự cố với nhánh S1H, khiến 20% dung lượng kết nối Internet đi quốc tế bị ảnh hưởng. Ảnh: Lao động.Với sự cố mới nhất với nhánh S1H, các nhà quản trị chưa xác định được nguyên nhân cũng như kế hoạch cụ thể để sửa chữa. Đây là lần thứ hai tuyến cáp biển AAE-1 gặp trục trặc trong năm 2021. Trước đó, vào 25/5 do đứt một cáp quang trên phân đoạn S1H.1 và phải mất gần 2 tháng mới hoàn tất việc sửa chữa. Các chuyên gia nhận định khi sự cố này được khắc phục thì đường truyền mạng sẽ ổn định hơn và việc học online sẽ có thể không gặp tình trạng nghẽn mạng. Ảnh: Dân Việt.Một số lý do khác gây ra hiện tượng nghẽn mạng cục bộ xảy ra khi dạy và học online được các chuyên gia chỉ gia có thể do phần mềm, đường truyền, WiFi ở nhà hay máy tính. Ảnh: baotintuc.Trong số các nguyên nhân trên, phần mềm học online được cho là một trong những lý do chính gây ảnh hưởng đến việc giảng dạy và học tập. Bởi lẽ, nhiều trường học ở các địa phương sử dụng hệ thống học trực tuyến (phần mềm Zoom) miễn phí. Tài khoản miễn phí này thường giới hạn về số lượng học sinh và chất lượng không ổn định. Ảnh: Tiền phong.Trong đó, tài khoản miễn phí có dung lượng cho phép truy cập khoảng 40 em học sinh. Đối với nhiều lớp, số học sinh lên tới 50 - 60 học sinh. Do đó, khi toàn bộ học sinh cùng vào tài khoản Zoom thì vượt quá số lượng cho phép khiến hệ thống bị chậm. Ảnh: PLO.Vậy nên, nhiều học sinh sẽ không thể vào lớp học Zoom hoặc nếu vào được thì một học sinh khác sẽ bị "out" ra khỏi lớp học online. Một số học sinh có có tiết bị "out" nhiều lần, gây gián đoạn việc học tập. Ảnh: baotintuc.Theo phân tích của Cục Viễn thông, mạng tắc nghẽn khi học online trên Zoom thời gian vừa qua là do nghẽn cục bộ vì học sinh, sinh viên phần lớn sử dụng ứng dụng nước ngoài không được nội địa hóa. Hiện, năng lực xử lý của ứng dụng này không được thiết kế để đáp ứng nhu cầu đột biến từ Việt Nam. Ảnh: Vietnamnet.Hiện, Zoom không có máy chủ tại Việt Nam. Trung tâm dữ liệu của Zoom gần Việt Nam nhất là ở Singapore, Hong Kong, Trung Quốc đại lục, đúng tuyến đường truyền bị ảnh hưởng bởi sự cố đứt cáp lần này. Với 20 triệu học sinh, sinh viên đều dùng Zoom thì chỉ với mức độ high-definition video sẽ cần 1 Mbps x 20 triệu = 20 Tbps, con số này vượt quá tổng dung lượng kết nối Internet quốc tế của Việt Nam là 18 Tbps. Ảnh: Giao thông.Trước hiện tượng chập chờn khi truy cập vào các ứng dụng học tập, đại diện Viettel cho biết đã chủ động mở rộng dung lượng, tối ưu các hướng truy cập, ưu tiên kết nối để đảm bảo lưu lượng với các nhà cung cấp dịch vụ học trực tuyến (Microsoft Team, Google Meet, Zoom ...). Ảnh: Zing.Để hỗ trợ cho việc học tập online của giáo viên và học sinh, nhà cung cấp dịch vụ mạng FPT Telecom cho hay kể từ tháng 5 đã chủ động tăng gấp đôi băng thông cho toàn bộ các khách hàng. Ảnh: Zing.Đến tháng 8/2021, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ; Bộ Thông tin và Truyền thông, nhằm hỗ trợ người dân, cộng đồng đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, FPT Telecom tiếp tục nâng băng thông cho toàn bộ người dùng với giá cước không đổi. Ảnh: Zing.Tương tự, đại diện VNPT cho hay, nhằm hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, nhất là với giáo viên, học sinh, sinh viên đang dạy và học online, nhà mạng đã ưu tiên xử lý định tuyến lưu lượng để đảm bảo cho các dịch vụ học tập trực tuyến, họp/hội thảo online. Ảnh: Zing.Song song với các giải pháp của nhà mạng, để hạn chế nghẽn mạng, nhiều trường học bố trí dạy học trực tuyến theo các khung giờ khác nhau trong buổi sáng - chiều - tối để giảm mật độ truy cập vào cùng một thời điểm. Ảnh: Zing.Ngoài ra, Cục Viễn thông cũng khuyến nghị người dùng có thể chuyển sang sử dụng các ứng dụng nội địa về họp online như: Zavi của Zalo, NetMeeting (Công ty cổ phần NetNam); eMeeting (Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế AIC phối hợp với Tập đoàn Bkav)…, hoặc dùng các ứng dụng nước ngoài khác ít người dùng hơn như: MS Teams, Google meet, Classin, Webex nhằm giảm bớt tải lưu lượng trên ứng dụng Zoom. Mời độc giả xem video: Học trực tuyến: Nỗi buồn, nỗi lo của những gia đình nghèo. Nguồn: VTV24.
Vào ngày 6/9, học sinh cả nước chính thức bước vào năm học mới và học trực tuyến. Theo đó, các trường thực hiện giảng dạy thông qua các giải pháp học trực tuyến như: Microsoft Team, Zoom, Google Meet... Sau vài ngày học online, tình trạng nghẽn mạng xảy ra gây khó khăn cho thầy và trò trong quá trình dạy - học của giáo viên và học sinh. Ảnh: Lao động.
Cũng trong ngày 6/9, đại diện từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam, tuyến cáp AAE-1 gặp sự cố với nhánh S1H, khiến 20% dung lượng kết nối Internet đi quốc tế bị ảnh hưởng. Ảnh: Lao động.
Với sự cố mới nhất với nhánh S1H, các nhà quản trị chưa xác định được nguyên nhân cũng như kế hoạch cụ thể để sửa chữa. Đây là lần thứ hai tuyến cáp biển AAE-1 gặp trục trặc trong năm 2021. Trước đó, vào 25/5 do đứt một cáp quang trên phân đoạn S1H.1 và phải mất gần 2 tháng mới hoàn tất việc sửa chữa. Các chuyên gia nhận định khi sự cố này được khắc phục thì đường truyền mạng sẽ ổn định hơn và việc học online sẽ có thể không gặp tình trạng nghẽn mạng. Ảnh: Dân Việt.
Một số lý do khác gây ra hiện tượng nghẽn mạng cục bộ xảy ra khi dạy và học online được các chuyên gia chỉ gia có thể do phần mềm, đường truyền, WiFi ở nhà hay máy tính. Ảnh: baotintuc.
Trong số các nguyên nhân trên, phần mềm học online được cho là một trong những lý do chính gây ảnh hưởng đến việc giảng dạy và học tập. Bởi lẽ, nhiều trường học ở các địa phương sử dụng hệ thống học trực tuyến (phần mềm Zoom) miễn phí. Tài khoản miễn phí này thường giới hạn về số lượng học sinh và chất lượng không ổn định. Ảnh: Tiền phong.
Trong đó, tài khoản miễn phí có dung lượng cho phép truy cập khoảng 40 em học sinh. Đối với nhiều lớp, số học sinh lên tới 50 - 60 học sinh. Do đó, khi toàn bộ học sinh cùng vào tài khoản Zoom thì vượt quá số lượng cho phép khiến hệ thống bị chậm. Ảnh: PLO.
Vậy nên, nhiều học sinh sẽ không thể vào lớp học Zoom hoặc nếu vào được thì một học sinh khác sẽ bị "out" ra khỏi lớp học online. Một số học sinh có có tiết bị "out" nhiều lần, gây gián đoạn việc học tập. Ảnh: baotintuc.
Theo phân tích của Cục Viễn thông, mạng tắc nghẽn khi học online trên Zoom thời gian vừa qua là do nghẽn cục bộ vì học sinh, sinh viên phần lớn sử dụng ứng dụng nước ngoài không được nội địa hóa. Hiện, năng lực xử lý của ứng dụng này không được thiết kế để đáp ứng nhu cầu đột biến từ Việt Nam. Ảnh: Vietnamnet.
Hiện, Zoom không có máy chủ tại Việt Nam. Trung tâm dữ liệu của Zoom gần Việt Nam nhất là ở Singapore, Hong Kong, Trung Quốc đại lục, đúng tuyến đường truyền bị ảnh hưởng bởi sự cố đứt cáp lần này. Với 20 triệu học sinh, sinh viên đều dùng Zoom thì chỉ với mức độ high-definition video sẽ cần 1 Mbps x 20 triệu = 20 Tbps, con số này vượt quá tổng dung lượng kết nối Internet quốc tế của Việt Nam là 18 Tbps. Ảnh: Giao thông.
Trước hiện tượng chập chờn khi truy cập vào các ứng dụng học tập, đại diện Viettel cho biết đã chủ động mở rộng dung lượng, tối ưu các hướng truy cập, ưu tiên kết nối để đảm bảo lưu lượng với các nhà cung cấp dịch vụ học trực tuyến (Microsoft Team, Google Meet, Zoom ...). Ảnh: Zing.
Để hỗ trợ cho việc học tập online của giáo viên và học sinh, nhà cung cấp dịch vụ mạng FPT Telecom cho hay kể từ tháng 5 đã chủ động tăng gấp đôi băng thông cho toàn bộ các khách hàng. Ảnh: Zing.
Đến tháng 8/2021, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ; Bộ Thông tin và Truyền thông, nhằm hỗ trợ người dân, cộng đồng đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, FPT Telecom tiếp tục nâng băng thông cho toàn bộ người dùng với giá cước không đổi. Ảnh: Zing.
Tương tự, đại diện VNPT cho hay, nhằm hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, nhất là với giáo viên, học sinh, sinh viên đang dạy và học online, nhà mạng đã ưu tiên xử lý định tuyến lưu lượng để đảm bảo cho các dịch vụ học tập trực tuyến, họp/hội thảo online. Ảnh: Zing.
Song song với các giải pháp của nhà mạng, để hạn chế nghẽn mạng, nhiều trường học bố trí dạy học trực tuyến theo các khung giờ khác nhau trong buổi sáng - chiều - tối để giảm mật độ truy cập vào cùng một thời điểm. Ảnh: Zing.
Ngoài ra, Cục Viễn thông cũng khuyến nghị người dùng có thể chuyển sang sử dụng các ứng dụng nội địa về họp online như: Zavi của Zalo, NetMeeting (Công ty cổ phần NetNam); eMeeting (Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế AIC phối hợp với Tập đoàn Bkav)…, hoặc dùng các ứng dụng nước ngoài khác ít người dùng hơn như: MS Teams, Google meet, Classin, Webex nhằm giảm bớt tải lưu lượng trên ứng dụng Zoom.
Mời độc giả xem video: Học trực tuyến: Nỗi buồn, nỗi lo của những gia đình nghèo. Nguồn: VTV24.