Sếu Brolga (Grus rubicunda) dài 1-1,2 mét, phân bố ở Australia. Loài sếu này có cái đầu trọc màu đỏ và túi cổ màu đen. Như các loài họ hàng gần, chúng thực hiện màn trình diễn nhảy ve vãn rất ngoạn mục. Ảnh: eBird.Sếu Nhật Bản (Grus japonensis) dài 1,4-1,5 mét, trú đông ở Đông Á, sinh sản ở Siberia. Là loài sếu nặng nhất, chúng có đầu trọc màu đỏ giống các loài tương cận. Số lượng cá thể của loài này đang suy giảm mạnh trong tự nhiên.Sếu Sarus (Grus antigone) dài 1,2-1,4 mét, là loài sếu không trú đông, phân bố từ tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Nam Á đến Australia. Khi đứng thẳng loài này cao đến 1,8 mét, cao nhất trong các loài chim bay được. Sếu đầu đỏ quý hiếm của Việt Nam là một phân loài của chúng (Grus antigone sharpii).Sếu đồi cát (Grus canadensis) dài 1,1-1,2 mét, phân bố từ Bắc Mỹ tới Siberia. Vào mùa đông chúng di trú theo nhóm gia đình về hướng Nam, đến tận Mexico.Sếu xám tro (Grus grus) dài 1,1-1,2 mét, sinh sản ở lục địa Á - Âu, di trú đến Bắc Phi và Nam Á. Loài này thường được nhìn thấy ở các đầm lầy, bãi hoang và lãnh nguyên. Chúng bay theo đội hình chữ V khi di trú.Sếu mũ trùm (Grus monacha) dài 1 mét, sinh sản ở Đông Siberia, trú đông tại Trung Quốc, Triều Tiên và miền Nam Nhật Bản. Chúng có màu sắc dễ nhận biết với thân xám, đầu và phần trên cổ màu trắng, trên mắt có mảng da trụi màu xám.Sếu cổ đen (Grus nigricollis) dài 1,1-1,4 mét, sinh sản ở cao nguyên Tây Tạng và trú đông chủ yếu ở Ấn Độ và Bhutan. Màu sắc của chúng có phần tương phản với sếu mũ trùm với đầu và cổ màu đen, thân màu sáng hơn.Sếu Mỹ (Grus americana) dài 1-1,3 mét, phân bố ở Bắc Mỹ. Loài sếu nguy cấp này chỉ còn vài trăm cá thể sinh sống trong điều kiện hoang dã.Sếu Siberia (Grus leucogeranus) dài 110-130 cm, sinh sản ở Siberia, trú đông ở Trung Quốc và Trung Á. Đây là loài nguy cấp thứ hai trong họ Sếu, với số lượng không quá 4.000 cá thể trong tự nhiên.Sếu vương miện xám (Balearica regulorum) dài 1,1 mét, sinh sống trên thảo nguyên khô cằn phía nam hoang mạc Sahara, châu Phi. Loài sếu phân bố xa nhất về phía Nam này thuộc nhóm sếu có chỏm lông xòa ra đặc trưng trên đầu.Sếu vương miện đen (Balearica pavonina) dài 1,1 mét, phân bố tại phía Nam sa mạc Sahara châu Phi và một vài địa điểm ở Đông Phi. Chúng có một vài sự khác biệt về màu sắc so với họ hàng gần là sếu vương miện xám. Sếu vương miện là nhóm sếu duy nhất có thể đậu ngủ trên cành cây.Sếu lam (Anthropoides paradiseus) dài 1-1,1 mét, sinh sống ở châu Phi. Lông cánh của loài này dài và vắt về phía sau trông như lông đuôi. Khi không sinh sản, chúng sống du cư, thường lui tới các vùng ven hồ, đồng cỏ và đất trồng.Sếu khuê tú (Anthropoides virgo) dài 0,9-1 mét, được ghi nhận ở lục địa Á - Âu, từ Biển Đen đến Mông Cổ và Đông Bắc Trung Quốc. Đây là loài nhỏ nhất trong họ Sếu.Sếu yếm thịt (Bugeranus carunculatus) dài 1,1-1,4 mét, được tìm thấy ở Châu Phi, phía Nam sa mạc Sahara. Là loài lớn thứ hai trong họ Sếu (chỉ sau sếu Nhật Bản), chúng có yếm thịt đặc trưng dưới mỏ.Sếu gáy trắng (Antigone vipio) dài 1,1-1,2 mét, sinh sản ở Mông Cổ, Đông Bắc Trung Quốc và Đông Nam Seberia, chúng trú đông ở gần sông Dương Tử, bản đảo Triều Tiên và đảo Kyushu ở Nhật Bản. Phần cổ của loài này chia thành hai mảng màu theo chiều dọc.Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.
Sếu Brolga (Grus rubicunda) dài 1-1,2 mét, phân bố ở Australia. Loài sếu này có cái đầu trọc màu đỏ và túi cổ màu đen. Như các loài họ hàng gần, chúng thực hiện màn trình diễn nhảy ve vãn rất ngoạn mục. Ảnh: eBird.
Sếu Nhật Bản (Grus japonensis) dài 1,4-1,5 mét, trú đông ở Đông Á, sinh sản ở Siberia. Là loài sếu nặng nhất, chúng có đầu trọc màu đỏ giống các loài tương cận. Số lượng cá thể của loài này đang suy giảm mạnh trong tự nhiên.
Sếu Sarus (Grus antigone) dài 1,2-1,4 mét, là loài sếu không trú đông, phân bố từ tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Nam Á đến Australia. Khi đứng thẳng loài này cao đến 1,8 mét, cao nhất trong các loài chim bay được. Sếu đầu đỏ quý hiếm của Việt Nam là một phân loài của chúng (Grus antigone sharpii).
Sếu đồi cát (Grus canadensis) dài 1,1-1,2 mét, phân bố từ Bắc Mỹ tới Siberia. Vào mùa đông chúng di trú theo nhóm gia đình về hướng Nam, đến tận Mexico.
Sếu xám tro (Grus grus) dài 1,1-1,2 mét, sinh sản ở lục địa Á - Âu, di trú đến Bắc Phi và Nam Á. Loài này thường được nhìn thấy ở các đầm lầy, bãi hoang và lãnh nguyên. Chúng bay theo đội hình chữ V khi di trú.
Sếu mũ trùm (Grus monacha) dài 1 mét, sinh sản ở Đông Siberia, trú đông tại Trung Quốc, Triều Tiên và miền Nam Nhật Bản. Chúng có màu sắc dễ nhận biết với thân xám, đầu và phần trên cổ màu trắng, trên mắt có mảng da trụi màu xám.
Sếu cổ đen (Grus nigricollis) dài 1,1-1,4 mét, sinh sản ở cao nguyên Tây Tạng và trú đông chủ yếu ở Ấn Độ và Bhutan. Màu sắc của chúng có phần tương phản với sếu mũ trùm với đầu và cổ màu đen, thân màu sáng hơn.
Sếu Mỹ (Grus americana) dài 1-1,3 mét, phân bố ở Bắc Mỹ. Loài sếu nguy cấp này chỉ còn vài trăm cá thể sinh sống trong điều kiện hoang dã.
Sếu Siberia (Grus leucogeranus) dài 110-130 cm, sinh sản ở Siberia, trú đông ở Trung Quốc và Trung Á. Đây là loài nguy cấp thứ hai trong họ Sếu, với số lượng không quá 4.000 cá thể trong tự nhiên.
Sếu vương miện xám (Balearica regulorum) dài 1,1 mét, sinh sống trên thảo nguyên khô cằn phía nam hoang mạc Sahara, châu Phi. Loài sếu phân bố xa nhất về phía Nam này thuộc nhóm sếu có chỏm lông xòa ra đặc trưng trên đầu.
Sếu vương miện đen (Balearica pavonina) dài 1,1 mét, phân bố tại phía Nam sa mạc Sahara châu Phi và một vài địa điểm ở Đông Phi. Chúng có một vài sự khác biệt về màu sắc so với họ hàng gần là sếu vương miện xám. Sếu vương miện là nhóm sếu duy nhất có thể đậu ngủ trên cành cây.
Sếu lam (Anthropoides paradiseus) dài 1-1,1 mét, sinh sống ở châu Phi. Lông cánh của loài này dài và vắt về phía sau trông như lông đuôi. Khi không sinh sản, chúng sống du cư, thường lui tới các vùng ven hồ, đồng cỏ và đất trồng.
Sếu khuê tú (Anthropoides virgo) dài 0,9-1 mét, được ghi nhận ở lục địa Á - Âu, từ Biển Đen đến Mông Cổ và Đông Bắc Trung Quốc. Đây là loài nhỏ nhất trong họ Sếu.
Sếu yếm thịt (Bugeranus carunculatus) dài 1,1-1,4 mét, được tìm thấy ở Châu Phi, phía Nam sa mạc Sahara. Là loài lớn thứ hai trong họ Sếu (chỉ sau sếu Nhật Bản), chúng có yếm thịt đặc trưng dưới mỏ.
Sếu gáy trắng (Antigone vipio) dài 1,1-1,2 mét, sinh sản ở Mông Cổ, Đông Bắc Trung Quốc và Đông Nam Seberia, chúng trú đông ở gần sông Dương Tử, bản đảo Triều Tiên và đảo Kyushu ở Nhật Bản. Phần cổ của loài này chia thành hai mảng màu theo chiều dọc.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.