Bọ ngựa phong lan (Hymenopus coronatus) có bề ngoài nổi bật, giống hệt bông hoa phong lan. Loài côn trùng này đã tận dụng lợi thế về ngoại hình có vẻ đẹp quyến rũ, màu sắc hài hòa để ngụy trang và rình vồ con mồi.Theo các nhà nghiên cứu, cách ngụy trang của loài vật này giỏi đến mức không thể phân biệt được màu sắc của chúng với 13 loài hoa ở trong vực mà loài này sống.Đây là loài duy nhất trên thế giới mà có thể săn mồi nhờ hình dáng giống một bông hoa. Dù ở cách xa các bông hoa thật, chúng vẫn có thể thu hút các loài côn trùng thụ phấn.Loài bọ ngựa này thường sống chủ yếu tại các khu rừng mưa ở các nước Đông Nam Á, chủ yếu là Malaysia và Indonesia, khi trưởng thành, chúng thường có chiều dài từ 2-3 cm, thức ăn chủ yếu là dế cỏ và ruồi.Con bọ có chiếc mũi dài này có tên là bọ đèn lồng hoặc bọ voi… Tùy theo cảm nhận của từng người mà con bọ này được đặt những cái tên khác nhau.Bọ đèn lồng là một loài côn trùng nhiệt đới và sống nhờ nhựa thực vật, do đó, chiếc "mũi" này có nhiệm vụ giúp chúng trong việc hút nhựa cây một cách dễ dàng hơn.Đặc biệt, bọ đèn lồng được nhiều người chú ý vì trong đêm tối, những chiếc cánh đầy màu sắc với khả năng phản xạ ánh sáng sẽ khiến chúng tỏa sáng lung linh.Bướm nữ hoàng Alexandra được ghi nhận là loài bướm lớn nhất trên thế giới. Khi trưởng thành chúng có thể đạt sải cánh tới 31 cm, chiều dài cơ thể khoảng 8 cm và khối lượng lên đến 12 gram.Loài bướm này được biết đến từ năm 1906, người ta quyết định lấy tên của nữ hoàng Alexandra đặt cho nó để tôn vinh bà. Chúng phân bố hạn chế tại các khu rừng thuộc tỉnh Oro ở miền Đông Papua New Guinea.Tuy nhiên hiện chúng cũng đang phải đối diện với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao do bị tìm bắt quá nhiều và cả sự biến đổi khí hậu và mất môi trường sinh sống.Bọ rùa là tên gọi chung cho các loài côn trùng có đầu đen, thân hình bầu dục, ngắn, mái vòm, 6 chân, có nhiều chấm đen trên đôi cánh cứng màu cam đỏ.Mọi người yêu bọ rùa bởi màu sắc, sự duyên dáng và vô hại với con người và những lợi ích mà chúng mang lại cho nông nghiệp vì chúng sẽ giúp loại bỏ các loài gây hại phá hoại như rệp, ve và nhện đỏ.Màu sắc và các chấm tròn trên lưng của chúng là món vũ khí để cảnh báo đến động vật săn mồi khác rằng chúng không dễ khuất phục. Một số bọ rùa còn giả chết và tiết ra mùi hôi từ chân để xua đuổi kẻ thù.Bọ rùa sống nhiều ở vùng ôn đới, đặc biệt là châu Âu. Vào mùa xuân, rệp rừng từ trứng nở ra, bọ rùa cũng "thức giấc" sau kì trú đông, vì thế chúng có đủ lượng thức ăn dồi dào.
Bọ ngựa phong lan (Hymenopus coronatus) có bề ngoài nổi bật, giống hệt bông hoa phong lan. Loài côn trùng này đã tận dụng lợi thế về ngoại hình có vẻ đẹp quyến rũ, màu sắc hài hòa để ngụy trang và rình vồ con mồi.
Theo các nhà nghiên cứu, cách ngụy trang của loài vật này giỏi đến mức không thể phân biệt được màu sắc của chúng với 13 loài hoa ở trong vực mà loài này sống.
Đây là loài duy nhất trên thế giới mà có thể săn mồi nhờ hình dáng giống một bông hoa. Dù ở cách xa các bông hoa thật, chúng vẫn có thể thu hút các loài côn trùng thụ phấn.
Loài bọ ngựa này thường sống chủ yếu tại các khu rừng mưa ở các nước Đông Nam Á, chủ yếu là Malaysia và Indonesia, khi trưởng thành, chúng thường có chiều dài từ 2-3 cm, thức ăn chủ yếu là dế cỏ và ruồi.
Con bọ có chiếc mũi dài này có tên là bọ đèn lồng hoặc bọ voi… Tùy theo cảm nhận của từng người mà con bọ này được đặt những cái tên khác nhau.
Bọ đèn lồng là một loài côn trùng nhiệt đới và sống nhờ nhựa thực vật, do đó, chiếc "mũi" này có nhiệm vụ giúp chúng trong việc hút nhựa cây một cách dễ dàng hơn.
Đặc biệt, bọ đèn lồng được nhiều người chú ý vì trong đêm tối, những chiếc cánh đầy màu sắc với khả năng phản xạ ánh sáng sẽ khiến chúng tỏa sáng lung linh.
Bướm nữ hoàng Alexandra được ghi nhận là loài bướm lớn nhất trên thế giới. Khi trưởng thành chúng có thể đạt sải cánh tới 31 cm, chiều dài cơ thể khoảng 8 cm và khối lượng lên đến 12 gram.
Loài bướm này được biết đến từ năm 1906, người ta quyết định lấy tên của nữ hoàng Alexandra đặt cho nó để tôn vinh bà. Chúng phân bố hạn chế tại các khu rừng thuộc tỉnh Oro ở miền Đông Papua New Guinea.
Tuy nhiên hiện chúng cũng đang phải đối diện với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao do bị tìm bắt quá nhiều và cả sự biến đổi khí hậu và mất môi trường sinh sống.
Bọ rùa là tên gọi chung cho các loài côn trùng có đầu đen, thân hình bầu dục, ngắn, mái vòm, 6 chân, có nhiều chấm đen trên đôi cánh cứng màu cam đỏ.
Mọi người yêu bọ rùa bởi màu sắc, sự duyên dáng và vô hại với con người và những lợi ích mà chúng mang lại cho nông nghiệp vì chúng sẽ giúp loại bỏ các loài gây hại phá hoại như rệp, ve và nhện đỏ.
Màu sắc và các chấm tròn trên lưng của chúng là món vũ khí để cảnh báo đến động vật săn mồi khác rằng chúng không dễ khuất phục. Một số bọ rùa còn giả chết và tiết ra mùi hôi từ chân để xua đuổi kẻ thù.
Bọ rùa sống nhiều ở vùng ôn đới, đặc biệt là châu Âu. Vào mùa xuân, rệp rừng từ trứng nở ra, bọ rùa cũng "thức giấc" sau kì trú đông, vì thế chúng có đủ lượng thức ăn dồi dào.