Đây là hình ảnh của Hubble về IC 5332 được chụp bởi Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST), cho thấy cấu trúc của một số nhánh xoắn ốc bị che khuất bởi các đám mây bụi, trông nó như một "bộ xương" thiên hà xa xôi tuyệt đẹp.Vũ trụ gồm khí, bụi và sao thuộc thiên hà xoắn ốc IC 5332, nằm trong chòm sao Sculptor cách Trái đất hơn 29 triệu năm ánh sáng.Đây không phải là lần đầu tiên IC 5332 bị chụp ảnh. Thiên hà rộng 66.000 năm ánh sáng - khoảng 2/3 kích thước của Dải Ngân hà của chúng ta - cũng đã được Kính viễn vọng Không gian Hubble chụp ảnh trong quá khứ.Nhưng Hubble không thể nhìn thấy gì trong vùng hồng ngoại của phổ điện từ, trong khi Kính viễn vọng Không gian James Webb có thể.Kết quả là, hình ảnh được cập nhật chứa quá nhiều chi tiết bị che khuất trước đó đến mức nó trông gần như hoàn toàn khác."Hình ảnh từ Hubble cho thấy các vùng tối dường như tách biệt các nhánh xoắn ốc, trong khi hình ảnh Webb cho thấy nhiều cấu trúc liên tục lặp lại hình dạng của các nhánh xoắn ốc", đại diện của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), đã chụp lại hình ảnh này cho biết.Sự khác biệt này là do bụi của thiên hà, có khả năng phân tán tia cực tím và ánh sáng nhìn thấy cao hơn nhiều so với tần số hồng ngoại có sẵn cho JWST.Các ngôi sao khác nhau cũng có thể nhìn thấy qua hai hình ảnh vì một số ngôi sao tỏa sáng hơn ở các tần số khác nhau so với những ngôi sao khác.JWST đã sử dụng Dụng cụ hồng ngoại trung bình - một máy ảnh chuyên dụng, để loại bỏ hiệu ứng nhiễu hồng ngoại từ các nguồn nhiệt khác, cần được làm lạnh siêu tốc đến âm 266 độ C để chụp được bức hình này.Vị trí của JWST trong không gian rộng lớn lạnh lẽo, cách xa Trái đất, cũng rất cần thiết để giúp nó phát hiện ra ánh sáng hồng ngoại mờ nhạt, vì sức nóng của hành tinh chúng ta sẽ át đi tín hiệu của thiên hà xa xôi.Được phóng vào tháng 12/2021, kính viễn vọng không gian James Webb bay theo quỹ đạo Mặt trời ở khoảng cách cách Trái đất khoảng 1,6 triệu km, trong vùng không gian được gọi là điểm Lagrange thứ 2.Là công trình hợp tác quốc tế giữa NASA, ESA và Cơ quan Vũ trụ Canada, kính James Webb dự kiến hoạt động trong khoảng 20 năm.Mời quý độc giả xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ | VTV TSTC.
Đây là hình ảnh của Hubble về IC 5332 được chụp bởi Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST), cho thấy cấu trúc của một số nhánh xoắn ốc bị che khuất bởi các đám mây bụi, trông nó như một "bộ xương" thiên hà xa xôi tuyệt đẹp.
Vũ trụ gồm khí, bụi và sao thuộc thiên hà xoắn ốc IC 5332, nằm trong chòm sao Sculptor cách Trái đất hơn 29 triệu năm ánh sáng.
Đây không phải là lần đầu tiên IC 5332 bị chụp ảnh. Thiên hà rộng 66.000 năm ánh sáng - khoảng 2/3 kích thước của Dải Ngân hà của chúng ta - cũng đã được Kính viễn vọng Không gian Hubble chụp ảnh trong quá khứ.
Nhưng Hubble không thể nhìn thấy gì trong vùng hồng ngoại của phổ điện từ, trong khi Kính viễn vọng Không gian James Webb có thể.
Kết quả là, hình ảnh được cập nhật chứa quá nhiều chi tiết bị che khuất trước đó đến mức nó trông gần như hoàn toàn khác.
"Hình ảnh từ Hubble cho thấy các vùng tối dường như tách biệt các nhánh xoắn ốc, trong khi hình ảnh Webb cho thấy nhiều cấu trúc liên tục lặp lại hình dạng của các nhánh xoắn ốc", đại diện của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), đã chụp lại hình ảnh này cho biết.
Sự khác biệt này là do bụi của thiên hà, có khả năng phân tán tia cực tím và ánh sáng nhìn thấy cao hơn nhiều so với tần số hồng ngoại có sẵn cho JWST.
Các ngôi sao khác nhau cũng có thể nhìn thấy qua hai hình ảnh vì một số ngôi sao tỏa sáng hơn ở các tần số khác nhau so với những ngôi sao khác.
JWST đã sử dụng Dụng cụ hồng ngoại trung bình - một máy ảnh chuyên dụng, để loại bỏ hiệu ứng nhiễu hồng ngoại từ các nguồn nhiệt khác, cần được làm lạnh siêu tốc đến âm 266 độ C để chụp được bức hình này.
Vị trí của JWST trong không gian rộng lớn lạnh lẽo, cách xa Trái đất, cũng rất cần thiết để giúp nó phát hiện ra ánh sáng hồng ngoại mờ nhạt, vì sức nóng của hành tinh chúng ta sẽ át đi tín hiệu của thiên hà xa xôi.
Được phóng vào tháng 12/2021, kính viễn vọng không gian James Webb bay theo quỹ đạo Mặt trời ở khoảng cách cách Trái đất khoảng 1,6 triệu km, trong vùng không gian được gọi là điểm Lagrange thứ 2.
Là công trình hợp tác quốc tế giữa NASA, ESA và Cơ quan Vũ trụ Canada, kính James Webb dự kiến hoạt động trong khoảng 20 năm.