Giới thiên văn cho rằng khi kết thúc, Mặt Trời sẽ trở thành một tinh vân (nebula), hay một khối khí và bụi khổng lồ. Khi mất đi nhiệt lượng, Mặt Trời có nhiều khả năng sẽ trở thành tinh vân nhất.Mặt Trời đã có 4,6 tỷ năm tuổi. Theo những quan sát ở các ngôi sao khác, các nhà thiên văn dự đoán Mặt Trời sẽ tiếp tục toả sáng thêm 10 tỷ năm nữa.Kết thúc của Mặt Trời sẽ đến khi lõi của ngôi sao cạn kiệt hydro, khiến phần tâm của nó đổ sụp vào trong. Khi điều này xảy ra, phản ứng hạt nhân sẽ bắt đầu bên ngoài lõi, làm Mặt Trời phồng lên thành ngôi sao đỏ khổng lồ, nuốt chửng sao Thủy và sao Kim.Nếu Trái Đất còn tồn tại cho đến thời điểm này, nó chắc chắn cũng sẽ bị nuốt chửng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết Trái Đất sẽ chỉ trụ được khoảng một tỷ năm nữa.Sau khi trở thành ngôi sao đỏ khổng lồ, Mặt Trời sẽ mất khoảng một nửa khối lượng do lớp ngoài bị thổi bay với tốc độ 20 km/h. Phần lõi sẽ nhanh chóng nóng lên, bắn ra tia cực tím và tia X tới lớp ngoài và biến chúng thành quầng plasma phát sáng rực rỡ.Tinh vân hành tinh này sẽ tỏa sáng trong khoảng 10.000 năm. Dù cũng dự đoán Mặt Trời sẽ mất lớp ngoài khi kết thúc vòng đời, mô hình vi tính trước đây chỉ ra phần lõi sẽ nóng lên chậm tới mức không đủ khiến lớp ngoài phát sáng.Khi phần lõi đạt tới nhiệt độ 30.000 độ C, lớp ngoài đã biến mất hoàn toàn, phân tán thành khí gas và bụi phiêu dạt giữa những ngôi sao. Tuy nhiên, Mặt Trời sẽ co lại thành "sao lùn trắng" và cuối cùng mới trở thành tinh vân."Khi một ngôi sao chết đi, nó để lại một lớp bụi dày và để lộ ra phần nhân của mình. Phần nhân nóng hổi này sẽ hắt ánh sáng lên lớp bụi mỏng trong vòng 10.000 năm nữa trước khi vụt tắt. Đây là nguyên nhân giúp nhiều khối tinh vân có thể quan sát được ở khoảng cách vài chục triệu năm ánh sáng", Albert Zijlstra, giáo sư thiên văn học tại Đại học Manchester giải thích.Tinh vân từ Mặt Trời sẽ không phát sáng đủ để cho ta nhìn thấy. Vì ít nhất Mặt Trời của chúng ta phải đạt kích thước gấp đôi hiện giờ để tạo ra một khối tinh vân khả kiến.Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết khối thiên vân ở các thiên hà khác đều có một độ sáng như nhau. Điều này đồng nghĩa với việc, trên lý thuyết ta có thể đoán được khoảng cách giữa nơi quan sát và một thiên hà dựa vào tinh vân."Những ngôi sao già và có kích thước bé sẽ cho ra tinh vân mờ hơn các ngôi sao trẻ và có kích thước lớn", Zijlstra chia sẻ.Nghiên cứu này không những giúp chúng ta đo đạc được độ tuổi của các ngôi sao từ những thiên hà xa xôi, mà còn giúp chúng ta biết được Mặt Trời sẽ trông như thế nào khi sự sống của nó kết thúc.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Giới thiên văn cho rằng khi kết thúc, Mặt Trời sẽ trở thành một tinh vân (nebula), hay một khối khí và bụi khổng lồ. Khi mất đi nhiệt lượng, Mặt Trời có nhiều khả năng sẽ trở thành tinh vân nhất.
Mặt Trời đã có 4,6 tỷ năm tuổi. Theo những quan sát ở các ngôi sao khác, các nhà thiên văn dự đoán Mặt Trời sẽ tiếp tục toả sáng thêm 10 tỷ năm nữa.
Kết thúc của Mặt Trời sẽ đến khi lõi của ngôi sao cạn kiệt hydro, khiến phần tâm của nó đổ sụp vào trong. Khi điều này xảy ra, phản ứng hạt nhân sẽ bắt đầu bên ngoài lõi, làm Mặt Trời phồng lên thành ngôi sao đỏ khổng lồ, nuốt chửng sao Thủy và sao Kim.
Nếu Trái Đất còn tồn tại cho đến thời điểm này, nó chắc chắn cũng sẽ bị nuốt chửng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết Trái Đất sẽ chỉ trụ được khoảng một tỷ năm nữa.
Sau khi trở thành ngôi sao đỏ khổng lồ, Mặt Trời sẽ mất khoảng một nửa khối lượng do lớp ngoài bị thổi bay với tốc độ 20 km/h. Phần lõi sẽ nhanh chóng nóng lên, bắn ra tia cực tím và tia X tới lớp ngoài và biến chúng thành quầng plasma phát sáng rực rỡ.
Tinh vân hành tinh này sẽ tỏa sáng trong khoảng 10.000 năm. Dù cũng dự đoán Mặt Trời sẽ mất lớp ngoài khi kết thúc vòng đời, mô hình vi tính trước đây chỉ ra phần lõi sẽ nóng lên chậm tới mức không đủ khiến lớp ngoài phát sáng.
Khi phần lõi đạt tới nhiệt độ 30.000 độ C, lớp ngoài đã biến mất hoàn toàn, phân tán thành khí gas và bụi phiêu dạt giữa những ngôi sao. Tuy nhiên, Mặt Trời sẽ co lại thành "sao lùn trắng" và cuối cùng mới trở thành tinh vân.
"Khi một ngôi sao chết đi, nó để lại một lớp bụi dày và để lộ ra phần nhân của mình. Phần nhân nóng hổi này sẽ hắt ánh sáng lên lớp bụi mỏng trong vòng 10.000 năm nữa trước khi vụt tắt. Đây là nguyên nhân giúp nhiều khối tinh vân có thể quan sát được ở khoảng cách vài chục triệu năm ánh sáng", Albert Zijlstra, giáo sư thiên văn học tại Đại học Manchester giải thích.
Tinh vân từ Mặt Trời sẽ không phát sáng đủ để cho ta nhìn thấy. Vì ít nhất Mặt Trời của chúng ta phải đạt kích thước gấp đôi hiện giờ để tạo ra một khối tinh vân khả kiến.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết khối thiên vân ở các thiên hà khác đều có một độ sáng như nhau. Điều này đồng nghĩa với việc, trên lý thuyết ta có thể đoán được khoảng cách giữa nơi quan sát và một thiên hà dựa vào tinh vân.
"Những ngôi sao già và có kích thước bé sẽ cho ra tinh vân mờ hơn các ngôi sao trẻ và có kích thước lớn", Zijlstra chia sẻ.
Nghiên cứu này không những giúp chúng ta đo đạc được độ tuổi của các ngôi sao từ những thiên hà xa xôi, mà còn giúp chúng ta biết được Mặt Trời sẽ trông như thế nào khi sự sống của nó kết thúc.