Sau khi xem xét thành phần hóa học của 107 cặp sao thuộc dạng cùng loại với Mặt Trời, các nhà khoa học đã phát hiện ra chúng là một loại sao hung dữ, có khả năng nuốt chửng chính hành tinh mình sinh ra tới 20 - 35%.Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Lozenro Spina đến từ Đài quan sát thiên văn Padua (Ý) và Đại học Monash (Úc) cho biết, các cặp sao song sinh, về lý thuyết, phải chia sẻ thành phần hóa học đồng nhất với nhau.Tuy nhiên nhiều ngôi sao đã nảy sinh sự khác biệt - bằng chứng là việc được bổ sung thành phần từ một vật thể khác, hay đúng hơn là một sự kiện "nhấn chìm hành tinh".Mặt Trời của chúng ta tuy đang nằm một mình nhưng cũng cùng loại với các cặp sao này, vì nhiều nghiên cứu đã cho thấy nó phải có một người anh em song sinh, nhưng đã bị những sự kiện dữ dội của vũ trụ cổ đại chia tách.Phát hiện về tính chất "thích ăn thịt" của dạng sao giống Mặt Trời sẽ giúp chúng ta định hướng những cuộc săn tìm hành tinh có sự sống giống Trái Đất trong tương lai.Tuy nhiên, Mặt Trời được chứng minh nằm trong số ngôi sao "hiền lành" trong nhóm này, đã giữ những hành tinh của chúng trên quỹ đạo ổn định hơn nhiều hệ hành tinh khác, chưa từng nuốt chửng ai.Do đó, nếu tìm được một ngôi sao giống Mặt Trời, điều đầu tiên là xem xét thành phần hóa học xem nó có phải ngôi sao có "tiền sử" ăn thịt hành tinh hay không.Nếu có, đây không phải một thế giới phù hợp cho sự sống. Điều này sẽ giúp loại bỏ vô số ứng viên từ vòng ngoài, thay vì phải tốn công sức quan sát từng hành tinh của nó.Mặt Trời là một quả bóng lớn chứa đầy khí nóng. Trong vùng lõi Mặt Trời, nguồn khí nóng này được chuyển đổi thành năng lượng. Sau đó, năng lượng di chuyển và phát tán qua các lớp bên trong tới bầu khí quyển, rồi tiếp tục phát tán năng lượng vào Thái dương hệ dưới dạng hơi nóng và ánh sáng.Trong lớp khí nóng, nguyên tố hydro chiếm tới 72%. Phản ứng tổng hợp hạt nhân chuyển đổi hydro thành nhiều nguyên tố hóa học khác. Ngoài ra, Mặt Trời còn chứa khoảng 26% nguyên tố heli cùng tập hợp nguyên tố như oxy, carbon, neon, nitơ, magie, sắt và silic.Tất cả các nguyên tố hóa học trên đều được hình thành trong lõi Mặt Trời và chiếm 25% tổng trọng lượng của Mặt Trời. Trong khi đó, lực hấp dẫn tạo thành một áp lực lớn và nhiệt độ cực cao trong khu vực lõi với mức nhiệt lên tới 15 triệu độ C.Còn các nguyên tử hydro bị dồn nén và bùng cháy, tạo ra heli và nguồn năng lượng dồi dào. Toàn bộ quá trình trên gọi là phản ứng tổng hợp hạt nhân. Nguồn năng lượng lúc này chủ yếu tồn tại dưới dạng các photon, neutrion tia gamma và được chuyển tới vùng bức xạ.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Sau khi xem xét thành phần hóa học của 107 cặp sao thuộc dạng cùng loại với Mặt Trời, các nhà khoa học đã phát hiện ra chúng là một loại sao hung dữ, có khả năng nuốt chửng chính hành tinh mình sinh ra tới 20 - 35%.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Lozenro Spina đến từ Đài quan sát thiên văn Padua (Ý) và Đại học Monash (Úc) cho biết, các cặp sao song sinh, về lý thuyết, phải chia sẻ thành phần hóa học đồng nhất với nhau.
Tuy nhiên nhiều ngôi sao đã nảy sinh sự khác biệt - bằng chứng là việc được bổ sung thành phần từ một vật thể khác, hay đúng hơn là một sự kiện "nhấn chìm hành tinh".
Mặt Trời của chúng ta tuy đang nằm một mình nhưng cũng cùng loại với các cặp sao này, vì nhiều nghiên cứu đã cho thấy nó phải có một người anh em song sinh, nhưng đã bị những sự kiện dữ dội của vũ trụ cổ đại chia tách.
Phát hiện về tính chất "thích ăn thịt" của dạng sao giống Mặt Trời sẽ giúp chúng ta định hướng những cuộc săn tìm hành tinh có sự sống giống Trái Đất trong tương lai.
Tuy nhiên, Mặt Trời được chứng minh nằm trong số ngôi sao "hiền lành" trong nhóm này, đã giữ những hành tinh của chúng trên quỹ đạo ổn định hơn nhiều hệ hành tinh khác, chưa từng nuốt chửng ai.
Do đó, nếu tìm được một ngôi sao giống Mặt Trời, điều đầu tiên là xem xét thành phần hóa học xem nó có phải ngôi sao có "tiền sử" ăn thịt hành tinh hay không.
Nếu có, đây không phải một thế giới phù hợp cho sự sống. Điều này sẽ giúp loại bỏ vô số ứng viên từ vòng ngoài, thay vì phải tốn công sức quan sát từng hành tinh của nó.
Mặt Trời là một quả bóng lớn chứa đầy khí nóng. Trong vùng lõi Mặt Trời, nguồn khí nóng này được chuyển đổi thành năng lượng. Sau đó, năng lượng di chuyển và phát tán qua các lớp bên trong tới bầu khí quyển, rồi tiếp tục phát tán năng lượng vào Thái dương hệ dưới dạng hơi nóng và ánh sáng.
Trong lớp khí nóng, nguyên tố hydro chiếm tới 72%. Phản ứng tổng hợp hạt nhân chuyển đổi hydro thành nhiều nguyên tố hóa học khác. Ngoài ra, Mặt Trời còn chứa khoảng 26% nguyên tố heli cùng tập hợp nguyên tố như oxy, carbon, neon, nitơ, magie, sắt và silic.
Tất cả các nguyên tố hóa học trên đều được hình thành trong lõi Mặt Trời và chiếm 25% tổng trọng lượng của Mặt Trời. Trong khi đó, lực hấp dẫn tạo thành một áp lực lớn và nhiệt độ cực cao trong khu vực lõi với mức nhiệt lên tới 15 triệu độ C.
Còn các nguyên tử hydro bị dồn nén và bùng cháy, tạo ra heli và nguồn năng lượng dồi dào. Toàn bộ quá trình trên gọi là phản ứng tổng hợp hạt nhân. Nguồn năng lượng lúc này chủ yếu tồn tại dưới dạng các photon, neutrion tia gamma và được chuyển tới vùng bức xạ.