1. Tardigrades (gấu nước): Những vi sinh vật này có thể tồn tại bất cứ môi trường nào, cho dù đó là nhiệt độ cao hay thấp, lượng bức xạ lớn, không có nước hay thậm chí là trong môi trường chân không.Những con gấu nước này gần như có thể tồn tại ở độ không tuyệt đối, nhiệt độ mà các nguyên tử vật chất ngừng chuyển động. Một thí nghiệm trên loài Tardigrades đã ghi nhận khả năng sống sót khi nhiệt độ phòng thí nghiệm xuống tới -273°C. Chúng cũng được biết là có thể sống sót ở nhiệt độ cao tới 150°C, cao hơn nhiều so với nhiệt độ sôi của nước.Tardigrades không chỉ có thể sống sót trong những điều kiện này mà còn thoát ra khỏi tình trạng khô cứng mà không hề bị tổn thương. Một nghiên cứu gần đây đã tái sinh những con gấu nước bị đóng băng vào năm 1983, và chúng có thể tiếp tục sống và sinh sản sau hơn 30 năm. 2. Bò xạ hương: Một trong những loài động vật sống trên lãnh nguyên xuất hiện ở khu vực từ Siberia đến Greenland là loài bò xạ hương. Loài này có cái tên nổi bật, được đặt theo mùi hăng khó chịu thoát ra trong mùa động đực.Những con thú kỳ vĩ này đã sống sót giữa môi trường khắc nghiệt nhất trong hàng ngàn năm qua nhờ vào lớp lông dày rậm.Lớp lông rậm rạp và dày nổi bật được làm từ nhiều lớp, với phần bên ngoài - được gọi là lớp lông bảo vệ - che phủ cho lớp lông thứ hai bên dưới, ngắn hơn, đem lại khả năng giữ ấm tăng cường trong những tháng lạnh nhất. 3. Bạc má mũ đen là một loài chim trong họ Paridae, là biểu tượng cho một số bang ở Hoa kỳ. Loài chim này có khả năng hạ thấp nhiệt độ cơ thể của nó trong đêm mùa đông lạnh chính vì thế giúp chúng có thể chống chọi được với sự lạnh giá khá tốt.Bạc má mũ đen là loài chim nhỏ nhưng chắc nịch, sinh sống ở đồng rừng với mỏ ngắn và mập. Chúng là những loài chim dễ thích nghi, với thức ăn hỗn hợp, bao gồm các loại hạt và sâu bọ.Đây là loài chim thân thiện với con người, chúng có thể tiếp cận và ăn thức ăn trên tay người. 4. Hổ Siberia được mệnh danh là chúa tể của vùng Taiga, sở dĩ chúng có khả năng chịu lạnh tốt như vậy là nhờ vào bộ lông dày và rậm hơn các loại hổ khác nên mới thích ứng được với sự khắc nghiệt của thời tiết.Hổ Siberia được coi là phân loài hổ lớn nhất, trọng lượng điển hình của hổ Siberia hoang dã được chỉ định là 180–306 kg đối với con đực và 100–167 kg đối với con cái. Các con mồi của hổ Siberia bao gồm nai Mãn Châu, hươu xạ Siberia, sơn dương đuôi dài, nai sừng tấm, hoẵng Siberia, hươu sao Mãn Châu... và những loài động vật nhỏ hơn như thỏ rừng, thỏ, ochotona và cá hồi.Với nguy cơ bị săn bắn ngày càng lớn loài hổ này đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, số lượng hiện nay chỉ còn khoảng 400 con, sinh sống chủ yếu ở rừng Taiga ở Nga.>>> Xem thêm video: Khó tin những cách mà động vật áp dụng để sinh tồn. Nguồn: Kienthucnet.
1. Tardigrades (gấu nước): Những vi sinh vật này có thể tồn tại bất cứ môi trường nào, cho dù đó là nhiệt độ cao hay thấp, lượng bức xạ lớn, không có nước hay thậm chí là trong môi trường chân không.
Những con gấu nước này gần như có thể tồn tại ở độ không tuyệt đối, nhiệt độ mà các nguyên tử vật chất ngừng chuyển động. Một thí nghiệm trên loài Tardigrades đã ghi nhận khả năng sống sót khi nhiệt độ phòng thí nghiệm xuống tới -273°C. Chúng cũng được biết là có thể sống sót ở nhiệt độ cao tới 150°C, cao hơn nhiều so với nhiệt độ sôi của nước.
Tardigrades không chỉ có thể sống sót trong những điều kiện này mà còn thoát ra khỏi tình trạng khô cứng mà không hề bị tổn thương. Một nghiên cứu gần đây đã tái sinh những con gấu nước bị đóng băng vào năm 1983, và chúng có thể tiếp tục sống và sinh sản sau hơn 30 năm.
2. Bò xạ hương: Một trong những loài động vật sống trên lãnh nguyên xuất hiện ở khu vực từ Siberia đến Greenland là loài bò xạ hương. Loài này có cái tên nổi bật, được đặt theo mùi hăng khó chịu thoát ra trong mùa động đực.
Những con thú kỳ vĩ này đã sống sót giữa môi trường khắc nghiệt nhất trong hàng ngàn năm qua nhờ vào lớp lông dày rậm.
Lớp lông rậm rạp và dày nổi bật được làm từ nhiều lớp, với phần bên ngoài - được gọi là lớp lông bảo vệ - che phủ cho lớp lông thứ hai bên dưới, ngắn hơn, đem lại khả năng giữ ấm tăng cường trong những tháng lạnh nhất.
3. Bạc má mũ đen là một loài chim trong họ Paridae, là biểu tượng cho một số bang ở Hoa kỳ. Loài chim này có khả năng hạ thấp nhiệt độ cơ thể của nó trong đêm mùa đông lạnh chính vì thế giúp chúng có thể chống chọi được với sự lạnh giá khá tốt.
Bạc má mũ đen là loài chim nhỏ nhưng chắc nịch, sinh sống ở đồng rừng với mỏ ngắn và mập. Chúng là những loài chim dễ thích nghi, với thức ăn hỗn hợp, bao gồm các loại hạt và sâu bọ.
Đây là loài chim thân thiện với con người, chúng có thể tiếp cận và ăn thức ăn trên tay người.
4. Hổ Siberia được mệnh danh là chúa tể của vùng Taiga, sở dĩ chúng có khả năng chịu lạnh tốt như vậy là nhờ vào bộ lông dày và rậm hơn các loại hổ khác nên mới thích ứng được với sự khắc nghiệt của thời tiết.
Hổ Siberia được coi là phân loài hổ lớn nhất, trọng lượng điển hình của hổ Siberia hoang dã được chỉ định là 180–306 kg đối với con đực và 100–167 kg đối với con cái. Các con mồi của hổ Siberia bao gồm nai Mãn Châu, hươu xạ Siberia, sơn dương đuôi dài, nai sừng tấm, hoẵng Siberia, hươu sao Mãn Châu... và những loài động vật nhỏ hơn như thỏ rừng, thỏ, ochotona và cá hồi.
Với nguy cơ bị săn bắn ngày càng lớn loài hổ này đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, số lượng hiện nay chỉ còn khoảng 400 con, sinh sống chủ yếu ở rừng Taiga ở Nga.
>>> Xem thêm video: Khó tin những cách mà động vật áp dụng để sinh tồn. Nguồn: Kienthucnet.