Cấu trúc đám mây bao quanh hành tinh Sao Mộc, thường được gọi là "vành đai" và "vùng", cùng các luồng tia bao quanh chúng. Các vành đai (dải trắng) và vùng (dải đỏ) được ngăn cách bởi gió đông-tây mạnh, hay luồng tia (được mô tả bằng mũi tên đen), di chuyển theo các hướng ngược nhau.Cực quang của Sao Mộc được chụp bởi Hubble, chúng được tạo ra khi các hạt năng lượng cao xâm nhập vào bầu khí quyển của một hành tinh gần các cực từ của nó và va chạm với các nguyên tử khí. Trường hợp này là do các vệ tinh của sao Mộc tương tác với từ trường của nó.Hình dạng dải của Sao Mộc được tạo ra bởi "lớp thời tiết" hình thành mây. Bên trái chụp bởi kính Gemini North cho thấy năng lượng nhiệt của Sao Mộc được phát ra dưới dạng ánh sáng hồng ngoại, với các dải mây đen xuất hiện dưới dạng hình bóng trên nền sáng nhiệt của Sao Mộc. Hình ảnh bên phải của Hubble về Sao Mộc dưới dạng ánh sáng khả kiến, với các "vùng" mây trắng và các "vành đai" tương đối không có mây xuất hiện dưới dạng màu đỏ nâu.Những cơn bão trên sao Mộc được theo dõi từ tháng 2/1997 cho đến khi chúng hợp nhất với nhau vào tháng 9/1998.Sao Mộc và vệ tinh Io của nó, bên trái, được tàu vũ trụ Cassini của NASA chụp vào ngày 1 tháng 12 năm 2000. Bức ảnh cho thấy chi tiết về Đốm Đỏ Lớn của Sao Mộc và các đặc điểm khác không nhìn thấy được trong các hình ảnh chụp trước đó, khi Cassini còn ở xa.Đây là bức ảnh có ba trong số 4 mặt trăng lớn nhất của nó là Io, Europa và Callisto được chụp ngày 5 tháng 2 năm 1979 bởi Voyager 1.Còn đây là hình ảnh mặt trăng lớn nhất của sao Mộc, mặt trăng Ganymede, đồng thời cũng là mặt trăng lớn nhất Hệ mặt trời. Ganymede có kích thướng còn lớn hơn cả sao Kim và sao Thủy. Trên bề mặt của mặt trăng này cũng có các hố tạo nên do quá trình va chạm với các thiên thạch.Cận cảnh phía tối của mặt trăng Ganymede. NASA tin rằng bên dưới lớp vỏ của vệ tinh này có chứa nước đóng băng, muối khoáng và các hợp chất hữu cơ.Hình ảnh một gương mặt quái dị được tạo nên bởi các cơn bão trên bề mặt sao Mộc được chụp bởi tàu Juno và được NASA chia sẽ vào đúng dịp Halloween năng 2023.Một hình ảnh khác cho thấy sao Mộc hiện lên đầy màu sắc. Cực quang và sương mù phát sáng trong hình ảnh hồng ngoại tổng hợp được chụp bởi Camera cận hồng ngoại (NIRCam) của Kính viễn vọng không gian James Webb. NIRCam có ba bộ lọc hồng ngoại chuyên dụng giúp hiển thị các chi tiết của hành tinh này.Một bức ảnh chân dung tổng hợp hành tinh khí khổng lồ - sao Mộc và ba mặt trăng lớn nhất của nó lần lượt từ ngoài vào Ganymede, Europa và IO được chụp bởi vệ tinh Juno.Một bức ảnh thời gian thực hiếm hoi về về ba vệ tinh Europa, Callisto và Io với bóng của chúng cùng lướt qua bề mặt Sao Mộc tạo ra nguyệt thực trên bề mặt hành tinh khí (24 tháng 1 năm 2015).Mời quý độc giả xem video: Chiêm ngưỡng những bức ảnh ấn tượng về vũ trụ trong năm 2022
Cấu trúc đám mây bao quanh hành tinh Sao Mộc, thường được gọi là "vành đai" và "vùng", cùng các luồng tia bao quanh chúng. Các vành đai (dải trắng) và vùng (dải đỏ) được ngăn cách bởi gió đông-tây mạnh, hay luồng tia (được mô tả bằng mũi tên đen), di chuyển theo các hướng ngược nhau.
Cực quang của Sao Mộc được chụp bởi Hubble, chúng được tạo ra khi các hạt năng lượng cao xâm nhập vào bầu khí quyển của một hành tinh gần các cực từ của nó và va chạm với các nguyên tử khí. Trường hợp này là do các vệ tinh của sao Mộc tương tác với từ trường của nó.
Hình dạng dải của Sao Mộc được tạo ra bởi "lớp thời tiết" hình thành mây. Bên trái chụp bởi kính Gemini North cho thấy năng lượng nhiệt của Sao Mộc được phát ra dưới dạng ánh sáng hồng ngoại, với các dải mây đen xuất hiện dưới dạng hình bóng trên nền sáng nhiệt của Sao Mộc. Hình ảnh bên phải của Hubble về Sao Mộc dưới dạng ánh sáng khả kiến, với các "vùng" mây trắng và các "vành đai" tương đối không có mây xuất hiện dưới dạng màu đỏ nâu.
Những cơn bão trên sao Mộc được theo dõi từ tháng 2/1997 cho đến khi chúng hợp nhất với nhau vào tháng 9/1998.
Sao Mộc và vệ tinh Io của nó, bên trái, được tàu vũ trụ Cassini của NASA chụp vào ngày 1 tháng 12 năm 2000. Bức ảnh cho thấy chi tiết về Đốm Đỏ Lớn của Sao Mộc và các đặc điểm khác không nhìn thấy được trong các hình ảnh chụp trước đó, khi Cassini còn ở xa.
Đây là bức ảnh có ba trong số 4 mặt trăng lớn nhất của nó là Io, Europa và Callisto được chụp ngày 5 tháng 2 năm 1979 bởi Voyager 1.
Còn đây là hình ảnh mặt trăng lớn nhất của sao Mộc, mặt trăng Ganymede, đồng thời cũng là mặt trăng lớn nhất Hệ mặt trời. Ganymede có kích thướng còn lớn hơn cả sao Kim và sao Thủy. Trên bề mặt của mặt trăng này cũng có các hố tạo nên do quá trình va chạm với các thiên thạch.
Cận cảnh phía tối của mặt trăng Ganymede. NASA tin rằng bên dưới lớp vỏ của vệ tinh này có chứa nước đóng băng, muối khoáng và các hợp chất hữu cơ.
Hình ảnh một gương mặt quái dị được tạo nên bởi các cơn bão trên bề mặt sao Mộc được chụp bởi tàu Juno và được NASA chia sẽ vào đúng dịp Halloween năng 2023.
Một hình ảnh khác cho thấy sao Mộc hiện lên đầy màu sắc. Cực quang và sương mù phát sáng trong hình ảnh hồng ngoại tổng hợp được chụp bởi Camera cận hồng ngoại (NIRCam) của Kính viễn vọng không gian James Webb. NIRCam có ba bộ lọc hồng ngoại chuyên dụng giúp hiển thị các chi tiết của hành tinh này.
Một bức ảnh chân dung tổng hợp hành tinh khí khổng lồ - sao Mộc và ba mặt trăng lớn nhất của nó lần lượt từ ngoài vào Ganymede, Europa và IO được chụp bởi vệ tinh Juno.
Một bức ảnh thời gian thực hiếm hoi về về ba vệ tinh Europa, Callisto và Io với bóng của chúng cùng lướt qua bề mặt Sao Mộc tạo ra nguyệt thực trên bề mặt hành tinh khí (24 tháng 1 năm 2015).
Mời quý độc giả xem video: Chiêm ngưỡng những bức ảnh ấn tượng về vũ trụ trong năm 2022