Vào ngày 24/9, NASA thiết lập cột mốc quan trọng khi lần đầu tiên đưa trở về Trái Đất một " kho báu" vũ trụ. Đó là một mẫu vật được thu thập ở tiểu hành tinh Bennu trong sứ mệnh kéo dài 7 năm.Tiểu hành tinh Bennu nằm cách Trái Đất khoảng 6,2 tỷ km. Mẫu vật mới được đưa về Trái Đất đã được thu thập từ tiểu hành tinh Bennu vào năm 2020. Sau đó, mẫu vật này được lưu trữ trong viên nang của tàu thăm dò OSIRIS-REx trước khi đưa về hành tinh xanh.Trong hành trình đưa về Trái Đất, khi ở khoảng cách 108.000 km, tàu OSIRIS-REx đã thả khoang chứa mẫu vật. Khoang chứa này vượt qua bầu khí quyển của Trái Đất rồi hạ cánh xuống khu thử nghiệm quân sự ở bang Utah vào lúc 9h tối ngày 24/9 (theo giờ Việt Nam)."Xin chúc mừng nhóm OSIRIS-REx. Các bạn đã làm được!", Tổng Giám đốc NASA Bill Nelson vô cùng xúc động khi đọc thông báo trong một video được phát sóng trực tiếp.Theo Giám đốc NASA Bill Nelson, sứ mệnh trên đã chứng minh NASA làm được những điều lớn lao, những điều truyền cảm hứng và cho thấy rằng không có gì nằm ngoài tầm với của nhân loại.Sứ mệnh OSIRIS-REx được NASA khởi động vào năm 2016 và đến tiểu hành tinh Bennu vào năm 2018. Sau đó, tàu thăm dò hạ cánh, thu thập các mẫu vật của tiểu hành tinh này từ năm 2020 rồi bắt đầu lên kế hoạch đưa trở về Trái Đất.Ngay khi đáp đất thành công, viên nang chứa mẫu vật được thu thập ở tiểu hành tinh Bennu được các nhân viên phục hồi của NASA tiếp cận và kiểm tra kỹ lưỡng. Kết quả cuộc kiểm tra ban đầu cho thấy khoang chứa mẫu vật còn nguyên vẹn và không bị hư hại trong quá trình hạ cánh.NASA ước tính mẫu vật có thể chứa khoảng 250 gram vật chất, nhiều hơn so với mục tiêu thu thập ban đầu là 60 gram. Các nhà khoa học của NASA hy vọng "kho báu" vũ trụ này sẽ giúp hiểu thêm về sự hình thành hệ Mặt trời cũng như sự sống trên Trái Đất được hình thành như thế nào.Dự kiến, viên nang sẽ được NASA mở vào ngày 26/9 để thu hồi mẫu vật lấy từ tiểu hành tinh Bennu. Mẫu vật sau đó được đưa tới Trung tâm Vũ trụ Johnson (JSC) của NASA ở Houston, Texas, Mỹ. Tại đây, "kho báu" quý giá thu thập từ tiểu hành tinh Bennu sẽ được chia cho các tổ chức khoa học và cơ quan vũ trụ thế giới khác nhau để cùng khám phá.Trong đó, NASA sẽ giữ 70% mẫu vật để phân tích trong nhiều năm tới. 25% mẫu vật sẽ được chia sẻ cho hơn 200 nhà khoa học tại 35 cơ sở khác nhau. 4% mẫu vật được trao cho Cơ quan Vũ trụ Canada và 0,5% "kho báu" vũ trụ còn lại được giao cho Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA).Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái Đất. Nguồn: VTV24.
Vào ngày 24/9, NASA thiết lập cột mốc quan trọng khi lần đầu tiên đưa trở về Trái Đất một " kho báu" vũ trụ. Đó là một mẫu vật được thu thập ở tiểu hành tinh Bennu trong sứ mệnh kéo dài 7 năm.
Tiểu hành tinh Bennu nằm cách Trái Đất khoảng 6,2 tỷ km. Mẫu vật mới được đưa về Trái Đất đã được thu thập từ tiểu hành tinh Bennu vào năm 2020. Sau đó, mẫu vật này được lưu trữ trong viên nang của tàu thăm dò OSIRIS-REx trước khi đưa về hành tinh xanh.
Trong hành trình đưa về Trái Đất, khi ở khoảng cách 108.000 km, tàu OSIRIS-REx đã thả khoang chứa mẫu vật. Khoang chứa này vượt qua bầu khí quyển của Trái Đất rồi hạ cánh xuống khu thử nghiệm quân sự ở bang Utah vào lúc 9h tối ngày 24/9 (theo giờ Việt Nam).
"Xin chúc mừng nhóm OSIRIS-REx. Các bạn đã làm được!", Tổng Giám đốc NASA Bill Nelson vô cùng xúc động khi đọc thông báo trong một video được phát sóng trực tiếp.
Theo Giám đốc NASA Bill Nelson, sứ mệnh trên đã chứng minh NASA làm được những điều lớn lao, những điều truyền cảm hứng và cho thấy rằng không có gì nằm ngoài tầm với của nhân loại.
Sứ mệnh OSIRIS-REx được NASA khởi động vào năm 2016 và đến tiểu hành tinh Bennu vào năm 2018. Sau đó, tàu thăm dò hạ cánh, thu thập các mẫu vật của tiểu hành tinh này từ năm 2020 rồi bắt đầu lên kế hoạch đưa trở về Trái Đất.
Ngay khi đáp đất thành công, viên nang chứa mẫu vật được thu thập ở tiểu hành tinh Bennu được các nhân viên phục hồi của NASA tiếp cận và kiểm tra kỹ lưỡng. Kết quả cuộc kiểm tra ban đầu cho thấy khoang chứa mẫu vật còn nguyên vẹn và không bị hư hại trong quá trình hạ cánh.
NASA ước tính mẫu vật có thể chứa khoảng 250 gram vật chất, nhiều hơn so với mục tiêu thu thập ban đầu là 60 gram. Các nhà khoa học của NASA hy vọng "kho báu" vũ trụ này sẽ giúp hiểu thêm về sự hình thành hệ Mặt trời cũng như sự sống trên Trái Đất được hình thành như thế nào.
Dự kiến, viên nang sẽ được NASA mở vào ngày 26/9 để thu hồi mẫu vật lấy từ tiểu hành tinh Bennu. Mẫu vật sau đó được đưa tới Trung tâm Vũ trụ Johnson (JSC) của NASA ở Houston, Texas, Mỹ. Tại đây, "kho báu" quý giá thu thập từ tiểu hành tinh Bennu sẽ được chia cho các tổ chức khoa học và cơ quan vũ trụ thế giới khác nhau để cùng khám phá.
Trong đó, NASA sẽ giữ 70% mẫu vật để phân tích trong nhiều năm tới. 25% mẫu vật sẽ được chia sẻ cho hơn 200 nhà khoa học tại 35 cơ sở khác nhau. 4% mẫu vật được trao cho Cơ quan Vũ trụ Canada và 0,5% "kho báu" vũ trụ còn lại được giao cho Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA).
Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái Đất. Nguồn: VTV24.