Theo nghiên cứu của Chương trình Nam Cực của Australia, các dữ liệu quan sát Nam Cực trong những năm gần đây đã ghi nhận các biển băng tại đây đang biến mất với tốc độ chưa từng có. Từ đầu năm 2023 đến nay, diện tích băng ở Nam Cực đang ở mức thấp nhất mọi thời đại.Trong đó, vào ngày 21/2/2023, diện tích băng ở Nam Cực đã giảm xuống còn 1,79 triệu km2, ít hơn 136.000 km2 so với mức thấp kỷ lục năm 2022. Trong năm 2022, Nam Cực ghi nhận diện tích băng dưới 2 triệu km2. Đây là mức giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 45 năm kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu theo dõi dữ liệu vệ tinh.Tình trạng giảm xuống của diện tích băng ở Nam Cực trong những năm gần đây được các chuyên gia cảnh báo đang ở mức báo động.Nguyên do là bởi Nam Cực chứa khoảng 90% lượng băng trên thế giới. Dải băng trên Nam Cực dày tới 4,8 km và rộng 13,7 triệu km2. Ngoài băng biển, Nam Cực còn có băng trên đất liền.Theo các nhà khoa học, khối lượng băng trên đất liền ít thay đổi vào mùa Hè hơn so với băng biển. Chu kỳ băng tuyết Nam Cực thay đổi đáng kể theo từng năm bởi mùa Hè băng tan nhưng đến mùa Đông thì băng đóng dày.Mặc dù là châu lục lạnh nhất thế giới nhưng Nam Cực vẫn chịu ảnh hưởng từ hiện tượng ấm lên toàn cầu như nhiều khu vực khác như Greenland, Bắc Cực...Việc băng ở Nam Cực đang có tốc độ tan chảy đáng báo động khiến các chuyên gia lo ngại những hậu quả không thể lường trước có thể xảy ra.Trong đó, băng ở Nam Cực tan chảy sẽ làm tăng thêm mực nước biển, có thể lên tới hàng mét vào thế kỷ 22. Tính toán của các chuyên gia chỉ ra nếu tiếp tục bị tác động theo kịch bản biến đổi khí hậu ở mức nghiêm trọng nhất, các thềm băng và tảng băng ở Nam Cực tan chảy sẽ khiến mực nước biển dâng hơn 17 cm vào cuối thế kỷ 21.Tiếp đến, băng biển Nam Cực tan chảy góp phần đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu. Nguyên do là bởi khi biển trắng (có băng che phủ) - giúp phản xạ tới 90% năng lượng Mặt trời trở lại không gian - bị thay thế bằng biển tối (không đóng băng), nước sẽ hấp thụ nhiệt của Mặt Trời khiến đại dương nóng lên.Sự biến mất của băng biển còn làm lộ ra các thềm băng và sông băng trước những con sóng. Điều này sẽ càng đẩy nhanh tốc độ nứt vỡ và tan chảy của băng biển Nam Cực. Một nghiên cứu gần đây ước tính rằng dải băng khổng lồ ở tây Nam Cực sẽ rơi vào tình trạng sụp đổ dần dần, kéo theo đó là mức tăng nhiệt độ toàn cầu là 1 độ C.Mời độc giả xem video: Sông băng trên dãy Alps tan chảy với tốc độ kỷ lục. Nguồn: VTV24.
Theo nghiên cứu của Chương trình Nam Cực của Australia, các dữ liệu quan sát Nam Cực trong những năm gần đây đã ghi nhận các biển băng tại đây đang biến mất với tốc độ chưa từng có. Từ đầu năm 2023 đến nay, diện tích băng ở Nam Cực đang ở mức thấp nhất mọi thời đại.
Trong đó, vào ngày 21/2/2023, diện tích băng ở Nam Cực đã giảm xuống còn 1,79 triệu km2, ít hơn 136.000 km2 so với mức thấp kỷ lục năm 2022. Trong năm 2022, Nam Cực ghi nhận diện tích băng dưới 2 triệu km2. Đây là mức giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 45 năm kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu theo dõi dữ liệu vệ tinh.
Tình trạng giảm xuống của diện tích băng ở Nam Cực trong những năm gần đây được các chuyên gia cảnh báo đang ở mức báo động.
Nguyên do là bởi Nam Cực chứa khoảng 90% lượng băng trên thế giới. Dải băng trên Nam Cực dày tới 4,8 km và rộng 13,7 triệu km2. Ngoài băng biển, Nam Cực còn có băng trên đất liền.
Theo các nhà khoa học, khối lượng băng trên đất liền ít thay đổi vào mùa Hè hơn so với băng biển. Chu kỳ băng tuyết Nam Cực thay đổi đáng kể theo từng năm bởi mùa Hè băng tan nhưng đến mùa Đông thì băng đóng dày.
Mặc dù là châu lục lạnh nhất thế giới nhưng Nam Cực vẫn chịu ảnh hưởng từ hiện tượng ấm lên toàn cầu như nhiều khu vực khác như Greenland, Bắc Cực...
Việc băng ở Nam Cực đang có tốc độ tan chảy đáng báo động khiến các chuyên gia lo ngại những hậu quả không thể lường trước có thể xảy ra.
Trong đó, băng ở Nam Cực tan chảy sẽ làm tăng thêm mực nước biển, có thể lên tới hàng mét vào thế kỷ 22. Tính toán của các chuyên gia chỉ ra nếu tiếp tục bị tác động theo kịch bản biến đổi khí hậu ở mức nghiêm trọng nhất, các thềm băng và tảng băng ở Nam Cực tan chảy sẽ khiến mực nước biển dâng hơn 17 cm vào cuối thế kỷ 21.
Tiếp đến, băng biển Nam Cực tan chảy góp phần đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu. Nguyên do là bởi khi biển trắng (có băng che phủ) - giúp phản xạ tới 90% năng lượng Mặt trời trở lại không gian - bị thay thế bằng biển tối (không đóng băng), nước sẽ hấp thụ nhiệt của Mặt Trời khiến đại dương nóng lên.
Sự biến mất của băng biển còn làm lộ ra các thềm băng và sông băng trước những con sóng. Điều này sẽ càng đẩy nhanh tốc độ nứt vỡ và tan chảy của băng biển Nam Cực. Một nghiên cứu gần đây ước tính rằng dải băng khổng lồ ở tây Nam Cực sẽ rơi vào tình trạng sụp đổ dần dần, kéo theo đó là mức tăng nhiệt độ toàn cầu là 1 độ C.
Mời độc giả xem video: Sông băng trên dãy Alps tan chảy với tốc độ kỷ lục. Nguồn: VTV24.