Vào ngày 8/10, chính phủ Australia công bố kế hoạch mở rộng công viên biển tại vùng Nam Cực, bao gồm khu bảo tồn biển Đảo Heard và Đảo McDonald, nằm cách Nam Cực khoảng 1.700 km. Ảnh: Matt Curnock.Diện tích khu vực bảo tồn sẽ được mở rộng gấp 4 lần theo công bố của chính phủ. Động thái này sẽ nâng tổng diện tích biển được bảo vệ của Australia lên 52%, vượt xa mục tiêu toàn cầu của Liên Hợp Quốc là bảo vệ 30% diện tích biển vào năm 2030 mà Australia đã ký kết vào năm 2022. Ảnh: Australian Antarctic Division.Bộ trưởng Môi trường Tanya Plibersek gọi đây là "thắng lợi lớn về môi trường", là một phần rất đặc biệt và quan trọng của Trái đất và Australia sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ. Ảnh: Getty.Với diện tích biển rộng lớn và vị trí địa lý xa xôi, việc bảo vệ các khu vực này của Australia trở nên dễ dàng hơn so với một số quốc gia khác. Thêm nữa, quốc gia này cũng là những nơi ít bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác thủy sản. Ảnh: Earth.Hiện Nam Cực, nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm như chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi... Tuy nhiên, một số loài đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng hoặc giảm mạnh số lượng vào năm 2100. Ảnh: BAS.Trong đó, năm 2022, nghiên cứu quốc tế giữa các nhà khoa học, nhà bảo tồn và nhà hoạch định chính sách từ 28 tổ chức ở 12 quốc gia xác định chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri)) là loài ở Nam Cực có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Xếp sau chim cánh cụt hoàng đế là các loài chim biển và giun đất khô. Ảnh: Stefan Christmann/nature-in-focus.de.“Có tới 80% đàn chim cánh cụt hoàng đế được dự đoán gần như tuyệt chủng vào năm 2100 với lượng phát thải khí nhà kính tăng như hiện nay”, trích báo cáo trên. Ảnh: Stefan Christmann/nature-in-focus.de.Chim cánh cụt hoàng đế là loại chim lớn nhất và nặng nhất trong số tất cả những loài chim cánh cụt còn sống và là loài đặc hữu ở Nam Cực. Ảnh: Stefan Christmann/nature-in-focus.de.Trung bình mỗi năm, chim cánh cụt hoàng đế thường đi quãng đường dài khoảng 50 - 120 km trên băng để tới khu vực sinh sản. Tại đây, những con mái sẽ đẻ một quả trứng duy nhất. Sau đó, con trống sẽ làm nhiệm vụ ấp trứng trong khi con cái ra biển kiếm mồi. Ảnh: Stefan Christmann/nature-in-focus.de.Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu dẫn tới tình trạng mất băng biển khiến việc sinh sản của chim cánh cụt hoàng đế bị ảnh hưởng lớn. Các nhà khoa học dự đoán, nếu biến đổi khí hậu tiếp diễn thì không chỉ chim cánh cụt hoàng đế mà một số loài động vật ở Nam Cực cũng có thể "biến mất" khỏi Trái đất trong tương lai. Ảnh: Stefan Christmann/nature-in-focus.de.Mời độc giả xem video: Bắt được quái vật “ngoài hành tinh” 20 cánh tay ở Nam Cực.
Vào ngày 8/10, chính phủ Australia công bố kế hoạch mở rộng công viên biển tại vùng Nam Cực, bao gồm khu bảo tồn biển Đảo Heard và Đảo McDonald, nằm cách Nam Cực khoảng 1.700 km. Ảnh: Matt Curnock.
Diện tích khu vực bảo tồn sẽ được mở rộng gấp 4 lần theo công bố của chính phủ. Động thái này sẽ nâng tổng diện tích biển được bảo vệ của Australia lên 52%, vượt xa mục tiêu toàn cầu của Liên Hợp Quốc là bảo vệ 30% diện tích biển vào năm 2030 mà Australia đã ký kết vào năm 2022. Ảnh: Australian Antarctic Division.
Bộ trưởng Môi trường Tanya Plibersek gọi đây là "thắng lợi lớn về môi trường", là một phần rất đặc biệt và quan trọng của Trái đất và Australia sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ. Ảnh: Getty.
Với diện tích biển rộng lớn và vị trí địa lý xa xôi, việc bảo vệ các khu vực này của Australia trở nên dễ dàng hơn so với một số quốc gia khác. Thêm nữa, quốc gia này cũng là những nơi ít bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác thủy sản. Ảnh: Earth.
Hiện Nam Cực, nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm như chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi... Tuy nhiên, một số loài đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng hoặc giảm mạnh số lượng vào năm 2100. Ảnh: BAS.
Trong đó, năm 2022, nghiên cứu quốc tế giữa các nhà khoa học, nhà bảo tồn và nhà hoạch định chính sách từ 28 tổ chức ở 12 quốc gia xác định chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri)) là loài ở Nam Cực có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Xếp sau chim cánh cụt hoàng đế là các loài chim biển và giun đất khô. Ảnh: Stefan Christmann/nature-in-focus.de.
“Có tới 80% đàn chim cánh cụt hoàng đế được dự đoán gần như tuyệt chủng vào năm 2100 với lượng phát thải khí nhà kính tăng như hiện nay”, trích báo cáo trên. Ảnh: Stefan Christmann/nature-in-focus.de.
Chim cánh cụt hoàng đế là loại chim lớn nhất và nặng nhất trong số tất cả những loài chim cánh cụt còn sống và là loài đặc hữu ở Nam Cực. Ảnh: Stefan Christmann/nature-in-focus.de.
Trung bình mỗi năm, chim cánh cụt hoàng đế thường đi quãng đường dài khoảng 50 - 120 km trên băng để tới khu vực sinh sản. Tại đây, những con mái sẽ đẻ một quả trứng duy nhất. Sau đó, con trống sẽ làm nhiệm vụ ấp trứng trong khi con cái ra biển kiếm mồi. Ảnh: Stefan Christmann/nature-in-focus.de.
Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu dẫn tới tình trạng mất băng biển khiến việc sinh sản của chim cánh cụt hoàng đế bị ảnh hưởng lớn. Các nhà khoa học dự đoán, nếu biến đổi khí hậu tiếp diễn thì không chỉ chim cánh cụt hoàng đế mà một số loài động vật ở Nam Cực cũng có thể "biến mất" khỏi Trái đất trong tương lai. Ảnh: Stefan Christmann/nature-in-focus.de.
Mời độc giả xem video: Bắt được quái vật “ngoài hành tinh” 20 cánh tay ở Nam Cực.