Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã phát hiện một chiếc yên ngựa có thể là yên ngựa cổ nhất thế giới trong một di chỉ khảo cổ tại Tân Cương, Trung Quốc.Chiếc yên ngựa này được khai quật từ mộ cổ có niên đại khoảng 2.700 năm trước của một phụ nữ tại nghĩa trang Yanghai.Phát hiện này xác nhận khu vực này đã đóng vai trò quan trọng trong việc cưỡi ngựa trong khoảng 500 năm đầu thiên niên kỷ 1 TCN. Điều này đánh dấu sự bắt đầu của lịch sử chế tác yên ngựa.Trong mộ, người phụ nữ được tìm thấy mặc áo khoác da, quần len và đi giày da ngắn. Mộ còn chứa một chiếc cốc gốm, mảnh len đan, và "yên ngựa bằng da đặt ở thi thể người phụ nữ, như người này đang ngồi lên nó". Yên ngựa này có cấu trúc giống với những chiếc yên ngựa hiện đại.Phần đệm của yên ngựa được làm bằng da bò, với lớp lông hươu và lạc đà bên trong. Ước tính niên đại của yên ngựa này vào khoảng năm 727-396 TCN.Nghiên cứu cho thấy, việc cưỡi ngựa có thể đã xuất hiện trong khu vực này muộn hơn so với nơi khác, vào khoảng thế kỷ 12 TCN. Trước đó, con người ở khu vực Núi Altai đã sử dụng sữa ngựa, nhưng việc thuần chủng và cưỡi ngựa diễn ra muộn hơn ở phía Nam.Tìm thấy dây cương trong nhiều ngôi mộ ở Yanghai chứng tỏ việc cưỡi ngựa đã trở nên phổ biến và yên ngựa này được tạo ra để cung cấp sự thoải mái và an toàn cho những người cưỡi ngựa.Phát hiện này đã thay đổi quan điểm về vai trò của phụ nữ trong việc cưỡi ngựa, bởi truyền thống cho rằng chỉ có nam giới mới cưỡi ngựa và tham gia chiến tranh.Mời quý độc giả xem thêm video; Chuyên gia hốt hoảng thấy đồng hồ "xuyên không" trong mộ cổ 400
Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã phát hiện một chiếc yên ngựa có thể là yên ngựa cổ nhất thế giới trong một di chỉ khảo cổ tại Tân Cương, Trung Quốc.
Chiếc yên ngựa này được khai quật từ mộ cổ có niên đại khoảng 2.700 năm trước của một phụ nữ tại nghĩa trang Yanghai.
Phát hiện này xác nhận khu vực này đã đóng vai trò quan trọng trong việc cưỡi ngựa trong khoảng 500 năm đầu thiên niên kỷ 1 TCN. Điều này đánh dấu sự bắt đầu của lịch sử chế tác yên ngựa.
Trong mộ, người phụ nữ được tìm thấy mặc áo khoác da, quần len và đi giày da ngắn. Mộ còn chứa một chiếc cốc gốm, mảnh len đan, và "yên ngựa bằng da đặt ở thi thể người phụ nữ, như người này đang ngồi lên nó". Yên ngựa này có cấu trúc giống với những chiếc yên ngựa hiện đại.
Phần đệm của yên ngựa được làm bằng da bò, với lớp lông hươu và lạc đà bên trong. Ước tính niên đại của yên ngựa này vào khoảng năm 727-396 TCN.
Nghiên cứu cho thấy, việc cưỡi ngựa có thể đã xuất hiện trong khu vực này muộn hơn so với nơi khác, vào khoảng thế kỷ 12 TCN. Trước đó, con người ở khu vực Núi Altai đã sử dụng sữa ngựa, nhưng việc thuần chủng và cưỡi ngựa diễn ra muộn hơn ở phía Nam.
Tìm thấy dây cương trong nhiều ngôi mộ ở Yanghai chứng tỏ việc cưỡi ngựa đã trở nên phổ biến và yên ngựa này được tạo ra để cung cấp sự thoải mái và an toàn cho những người cưỡi ngựa.
Phát hiện này đã thay đổi quan điểm về vai trò của phụ nữ trong việc cưỡi ngựa, bởi truyền thống cho rằng chỉ có nam giới mới cưỡi ngựa và tham gia chiến tranh.