Các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều xác ướp Ai Cập trong những năm gần đây. Trong số này, nhiều xác ướp hàng ngàn năm tuổi vẫn vẹn nguyên theo thời gian.Nhờ đó, giới nghiên cứu có thể giải mã được nhiều bí ẩn về họ cũng như nền văn minh Ai Cập cổ đại.Một trong số những bí ẩn khiến giới khoa học tò mò, đi tìm lời giải là mùi hương trên những xác ướp.Các chuyên gia thực hiện các nghiên cứu nhằm xác định thành phần và tái tạo được mùi hương của cồn thuốc sử dụng trong quá trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại.Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia đã tìm thấy một loại dầu dưỡng được làm từ sáp ong, dầu thực vật, chất béo, bitum, nhựa Pinaceae, một chất balsamic và nhựa cây dammar hoặc pistacia.Loại dầu dưỡng này được cho là có mùi hương giống với mùi cồn thuốc mà người Ai Cập cổ đại dùng trong quá trình ướp xác.Các nhà nghiên cứu đã tái tạo mùi hương trên sau khi phát hiện một lớp cặn hữu cơ mỏng còn sót lại dưới đáy rỗng của một chiếc lọ tìm thấy trong một lăng mộ hoàng gia ở Thung lũng các vị vua vào năm 1900.Theo các nhà nghiên cứu, các xác ướp có những mùi hương khác nhau. Nguyên do là bởi người xưa sử dụng các mùi hương khác nhau để làm nổi bật địa vị của từng cá nhân trong xã hội Ai Cập cổ đại. Vậy nên, mùi hương của mỗi xác ướp có sự khác biệt.Bảo tàng Moesgaard ở Đan Mạch từng trưng bày một bình gốm. Theo đó, du khách tới tham quan có thể ngửi mùi hương được dùng trong quá trình ướp xác do các chuyên gia tái tạo.Mời độc giả xem video: Giải mã bí ẩn lưỡi vàng “thần thánh” trong miệng xác ướp Ai Cập.
Các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều xác ướp Ai Cập trong những năm gần đây. Trong số này, nhiều xác ướp hàng ngàn năm tuổi vẫn vẹn nguyên theo thời gian.
Nhờ đó, giới nghiên cứu có thể giải mã được nhiều bí ẩn về họ cũng như nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Một trong số những bí ẩn khiến giới khoa học tò mò, đi tìm lời giải là mùi hương trên những xác ướp.
Các chuyên gia thực hiện các nghiên cứu nhằm xác định thành phần và tái tạo được mùi hương của cồn thuốc sử dụng trong quá trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại.
Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia đã tìm thấy một loại dầu dưỡng được làm từ sáp ong, dầu thực vật, chất béo, bitum, nhựa Pinaceae, một chất balsamic và nhựa cây dammar hoặc pistacia.
Loại dầu dưỡng này được cho là có mùi hương giống với mùi cồn thuốc mà người Ai Cập cổ đại dùng trong quá trình ướp xác.
Các nhà nghiên cứu đã tái tạo mùi hương trên sau khi phát hiện một lớp cặn hữu cơ mỏng còn sót lại dưới đáy rỗng của một chiếc lọ tìm thấy trong một lăng mộ hoàng gia ở Thung lũng các vị vua vào năm 1900.
Theo các nhà nghiên cứu, các xác ướp có những mùi hương khác nhau. Nguyên do là bởi người xưa sử dụng các mùi hương khác nhau để làm nổi bật địa vị của từng cá nhân trong xã hội Ai Cập cổ đại. Vậy nên, mùi hương của mỗi xác ướp có sự khác biệt.
Bảo tàng Moesgaard ở Đan Mạch từng trưng bày một bình gốm. Theo đó, du khách tới tham quan có thể ngửi mùi hương được dùng trong quá trình ướp xác do các chuyên gia tái tạo.
Mời độc giả xem video: Giải mã bí ẩn lưỡi vàng “thần thánh” trong miệng xác ướp Ai Cập.