Mới đây, một gói báo cũ sơ sài đã được tìm thấy trong kho của Đại học Alberta (Canada) chứa hóa thạch của những quái vật hiếm thấy từ kỷ Phấn Trắng.Theo những thông tin được ghi vội trên những mảnh giấy, có thể thấy số hóa thạch này đã được tìm thấy từ những năm 1920 và không hiểu vì lý do gì đã bị lãng quên trong nhiều thập kỷ.Các nhà khoa học đã vô cùng bất ngờ khi phát hiện số báo cũ gói hóa thạch này. Số báu vật khảo cổ bao gồm 20 mảnh hóa thạch, được khai quật trong cuộc thám hiểm năm 1920 - 1921 do nhà cổ sinh vật học đầu tiên của Đại học Alberta là tiến sĩ George Strernberg dẫn đầu.Trong số những hóa thạch mới tìm thấy, đáng chú ý nhất là 3 hộp sọ rùa cổ đại thuộc về một loài cực kỳ quý hiếm, được khai quật tại mỏ đá ở khu vực thượng nguồn sông Judith ở miền Nam Alberta và Montana.Cách đây 100 năm, các nhà khoa học mới chỉ nghi ngờ rằng nơi đó chứa một lượng hóa thạch lớn. Đến nay, lớp trầm tích trên cùng đã được xác định là cả một kho tàng trầm tích kỷ Phấn Trắng.Vào thời điểm đó, khu vực mỏ đá ở khu vực thượng nguồn sông Judith vẫn còn bị ngập trong đại dương nông, do đó lưu giữ được nhiều sinh vật biển và động vật lưỡng cư hiếm thấy.Được biết, các mẫu vật có niên đại hơn 70 triệu tuổi, vẫn đang được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu và phân tích.Kỷ Phấn trắng hay kỷ Creta (phiên âm tiếng Việt: Krêta) là một kỷ địa chất chính trong niên đại địa chất, bắt đầu từ khi kết thúc kỷ Jura khoảng 145 triệu năm trước cho đến khi bắt đầu kỷ Cổ Cận vào khoảng 66 triệu năm trước đây.Là kỷ địa chất dài nhất trong Đại Trung sinh, kỷ Phấn Trắng chiếm khoảng gần một nửa thời gian của đại này. Sự kết thúc của kỷ Phấn Trắng xác định ranh giới giữa Đại Trung Sinh và Đại Tân Sinh.Khí hậu là rất ấm trong kỷ Creta đến mức không có băng tại hai địa cực. Mực nước biển cao hơn nhiều so với ngày nay và các khu vực lớn của lớp vỏ Trái Đất đã bị các biển nông bao phủ.Thực vật có hoa đã phát triển mạnh trong kỷ này, mặc dù chúng vẫn chưa trở thành thống trị cho đến tận gần cuối kỷ (tầng Champagne). Sự tiến hóa của chúng được trợ giúp thêm bởi sự xuất hiện của ong; trên thực tế thực vật có hoa và côn trùng là các ví dụ điển hình về cùng tiến hóa.Trên đất liền, động vật có vú vẫn còn ít và chỉ là thành phần tương đối nhỏ của quần động vật. Quần động vật khi đó chủ yếu là các loài bò sát dạng thằn lằn thống trị (nhóm Archosauria), đặc biệt là khủng long, khi đó đang ở đỉnh cao đa dạng của chúng.Mời các bạn xem video: Việt Nam lần đầu phát hiện xương người tiền sử ở hang núi lửa. Nguồn: VTV
Mới đây, một gói báo cũ sơ sài đã được tìm thấy trong kho của Đại học Alberta (Canada) chứa hóa thạch của những quái vật hiếm thấy từ kỷ Phấn Trắng.
Theo những thông tin được ghi vội trên những mảnh giấy, có thể thấy số hóa thạch này đã được tìm thấy từ những năm 1920 và không hiểu vì lý do gì đã bị lãng quên trong nhiều thập kỷ.
Các nhà khoa học đã vô cùng bất ngờ khi phát hiện số báo cũ gói hóa thạch này. Số báu vật khảo cổ bao gồm 20 mảnh hóa thạch, được khai quật trong cuộc thám hiểm năm 1920 - 1921 do nhà cổ sinh vật học đầu tiên của Đại học Alberta là tiến sĩ George Strernberg dẫn đầu.
Trong số những hóa thạch mới tìm thấy, đáng chú ý nhất là 3 hộp sọ rùa cổ đại thuộc về một loài cực kỳ quý hiếm, được khai quật tại mỏ đá ở khu vực thượng nguồn sông Judith ở miền Nam Alberta và Montana.
Cách đây 100 năm, các nhà khoa học mới chỉ nghi ngờ rằng nơi đó chứa một lượng hóa thạch lớn. Đến nay, lớp trầm tích trên cùng đã được xác định là cả một kho tàng trầm tích kỷ Phấn Trắng.
Vào thời điểm đó, khu vực mỏ đá ở khu vực thượng nguồn sông Judith vẫn còn bị ngập trong đại dương nông, do đó lưu giữ được nhiều sinh vật biển và động vật lưỡng cư hiếm thấy.
Được biết, các mẫu vật có niên đại hơn 70 triệu tuổi, vẫn đang được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu và phân tích.
Kỷ Phấn trắng hay kỷ Creta (phiên âm tiếng Việt: Krêta) là một kỷ địa chất chính trong niên đại địa chất, bắt đầu từ khi kết thúc kỷ Jura khoảng 145 triệu năm trước cho đến khi bắt đầu kỷ Cổ Cận vào khoảng 66 triệu năm trước đây.
Là kỷ địa chất dài nhất trong Đại Trung sinh, kỷ Phấn Trắng chiếm khoảng gần một nửa thời gian của đại này. Sự kết thúc của kỷ Phấn Trắng xác định ranh giới giữa Đại Trung Sinh và Đại Tân Sinh.
Khí hậu là rất ấm trong kỷ Creta đến mức không có băng tại hai địa cực. Mực nước biển cao hơn nhiều so với ngày nay và các khu vực lớn của lớp vỏ Trái Đất đã bị các biển nông bao phủ.
Thực vật có hoa đã phát triển mạnh trong kỷ này, mặc dù chúng vẫn chưa trở thành thống trị cho đến tận gần cuối kỷ (tầng Champagne). Sự tiến hóa của chúng được trợ giúp thêm bởi sự xuất hiện của ong; trên thực tế thực vật có hoa và côn trùng là các ví dụ điển hình về cùng tiến hóa.
Trên đất liền, động vật có vú vẫn còn ít và chỉ là thành phần tương đối nhỏ của quần động vật. Quần động vật khi đó chủ yếu là các loài bò sát dạng thằn lằn thống trị (nhóm Archosauria), đặc biệt là khủng long, khi đó đang ở đỉnh cao đa dạng của chúng.