Một quả pháo sáng vũ trụ loại mạnh nhất - loại X - vừa bắn ra khỏi vết đen Mặt Trời hỗn hợp AR3006 vào lúc 8 giờ 55 phút tối 10/5 theo giờ Việt Nam.Theo Đài quan sát Động lực học Mặt Trời của NASA, hướng của quả pháo sáng cực mạnh này nhắm thẳng về phía Trái Đất, sẽ sớm đập thẳng vào bầu khí quyển.Pháo sáng từ Mặt Trời là luồng năng lượng cực mạnh mà Mặt Trời bắn ra, mang theo nhiều hạt tích điện. Nó cũng chính là nguyên nhân gây ra bão địa từ (hay bão Mặt Trời) khi chúng tiếp cận và gây ảnh hưởng đến Trái Đất.Vì vậy Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) đã đưa ra lời cảnh báo về nguy cơ mất điện vô tuyến sóng ngắn ở khu vực Đại Tây Dương.Bên cạnh đó, bão địa từ còn dẫn đến nguy cơ mất sóng vô tuyến, nhiễu loạn hệ thống định vị, điện, viễn thông... khiến máy bay, vệ tinh có và cả chim di trú có nguy cơ bị mất phương hướng.Chưa dừng lại ở đó, sau quả pháo sáng cực mạnh này thường có một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) đi kèm, với năng lượng còn khủng khiếp hơn.Cực quang sẽ xảy ra khi CME vô tình giao nhau với các đường sức từ của Trái Đất, và nếu may mắn đó sẽ chỉ là một màn trình diễn ánh sáng vô hại.CME xảy ra khi vật liệu ion hóa cao của Mặt Trời bị giải phóng vào không gian. Do CME bao gồm các vật chất chứ không phải sóng điện từ, nên có thể phải mất hơn 1 ngày để nó từ Mặt Trời tiếp cận Trái Đất.Nếu CME nhắm trực tiếp đến Trái Đất, từ trường có thể thay đổi hình dạng tạo thành một quá trình gọi là bão địa từ, làm ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử.Năm 1859, một cơn gió Mặt Trời khổng lồ đã tiếp cận Trái Đất, khiến một số cột viễn thông và đường ray phát sinh tia lửa điện, tạo ra hiện tượng cực quang ở các khu vực như Havana, Cuba.Sự kiện này được Richard Carrington quan sát và ghi lại, sau này đây được gọi là sự kiện Carrington. Năm 1989, gió Mặt Trời đổ bộ Trái Đất cũng đã khiến Quebec và phía đông bắc nước Mỹ mất điện trong 9 giờ đồng hồ.Khi bão từ hoạt động mạnh, tác động lên hệ thống thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến dịch thể trong cơ thể (vì 70% cơ thể là nước) sẽ dẫn tới ảnh hưởng tới hệ tim mạch, tới nhịp tim, gây đau đầu, tăng huyết áp...Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Một quả pháo sáng vũ trụ loại mạnh nhất - loại X - vừa bắn ra khỏi vết đen Mặt Trời hỗn hợp AR3006 vào lúc 8 giờ 55 phút tối 10/5 theo giờ Việt Nam.
Theo Đài quan sát Động lực học Mặt Trời của NASA, hướng của quả pháo sáng cực mạnh này nhắm thẳng về phía Trái Đất, sẽ sớm đập thẳng vào bầu khí quyển.
Pháo sáng từ Mặt Trời là luồng năng lượng cực mạnh mà Mặt Trời bắn ra, mang theo nhiều hạt tích điện. Nó cũng chính là nguyên nhân gây ra bão địa từ (hay bão Mặt Trời) khi chúng tiếp cận và gây ảnh hưởng đến Trái Đất.
Vì vậy Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) đã đưa ra lời cảnh báo về nguy cơ mất điện vô tuyến sóng ngắn ở khu vực Đại Tây Dương.
Bên cạnh đó, bão địa từ còn dẫn đến nguy cơ mất sóng vô tuyến, nhiễu loạn hệ thống định vị, điện, viễn thông... khiến máy bay, vệ tinh có và cả chim di trú có nguy cơ bị mất phương hướng.
Chưa dừng lại ở đó, sau quả pháo sáng cực mạnh này thường có một vụ phóng khối lượng đăng quang (CME) đi kèm, với năng lượng còn khủng khiếp hơn.
Cực quang sẽ xảy ra khi CME vô tình giao nhau với các đường sức từ của Trái Đất, và nếu may mắn đó sẽ chỉ là một màn trình diễn ánh sáng vô hại.
CME xảy ra khi vật liệu ion hóa cao của Mặt Trời bị giải phóng vào không gian. Do CME bao gồm các vật chất chứ không phải sóng điện từ, nên có thể phải mất hơn 1 ngày để nó từ Mặt Trời tiếp cận Trái Đất.
Nếu CME nhắm trực tiếp đến Trái Đất, từ trường có thể thay đổi hình dạng tạo thành một quá trình gọi là bão địa từ, làm ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử.
Năm 1859, một cơn gió Mặt Trời khổng lồ đã tiếp cận Trái Đất, khiến một số cột viễn thông và đường ray phát sinh tia lửa điện, tạo ra hiện tượng cực quang ở các khu vực như Havana, Cuba.
Sự kiện này được Richard Carrington quan sát và ghi lại, sau này đây được gọi là sự kiện Carrington. Năm 1989, gió Mặt Trời đổ bộ Trái Đất cũng đã khiến Quebec và phía đông bắc nước Mỹ mất điện trong 9 giờ đồng hồ.
Khi bão từ hoạt động mạnh, tác động lên hệ thống thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến dịch thể trong cơ thể (vì 70% cơ thể là nước) sẽ dẫn tới ảnh hưởng tới hệ tim mạch, tới nhịp tim, gây đau đầu, tăng huyết áp...