Một số nhà khoa học cho rằng, chu kỳ sống của Mặt trời sẽ kết thúc sớm nhất sau 5 tỉ năm kể từ bây giờ. Khi ấy ngôi sao lớn ở trung tâm Hệ Mặt trời sẽ ăn qua phần lớn lõi hydro của nó.Mặt trời sẽ phát nổ và trở thành một sao khổng lồ đỏ. Nó sẽ ngừng tạo nhiệt thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân, mà NASA cho biết lõi sẽ trở nên không ổn định và co lại vào khoảng thời gian này.Một khi lõi bắt đầu mất ổn định, các lớp bên ngoài Mặt trời sẽ nở ra sau đó nuốt chửng sao Thủy và sao Kim. Điều này sẽ khiến các luồng gió thô từ Mặt trời sẽ đập vào Trái đất, thổi bay từ trường tạo ra từ quyển của nó.Những sinh vật nếu còn tồn tại trên Trái đất vào khoảng thời gian đó sẽ phải đối mặt với viễn cảnh vô cùng đáng sợ. Tuy nhiên, có thể loài người thậm chí không góp mặt để trải nghiệm điều đó.Một số nghiên cứu cho thấy, các đại dương của Trái đất sẽ bị bốc hơi bởi năng lượng từ Mặt trời sau 1 tỉ năm nữa. Khi ấy, độ sáng của Mặt trời cũng sẽ tăng khoảng 10%.Nghiên cứu năm 2008 được công bố trên Nguyệt san của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia đã chỉ ra trong vòng vài triệu năm sau khi giãn nở lần đầu, Mặt trời có khả năng sẽ nuốt hết hành tinh đá còn lại, gồm Trái đất.Sau đó, Mặt trời sẽ bắt đầu hợp nhất helium còn sót lại từ phản ứng tổng hợp hydro thành carbon và oxy, trước khi sụp đổ và để lại một tinh vân hành tinh tuyệt đẹp ở các lớp bên ngoài khi nó co lại thành một xác sao cực kỳ dày đặc, nóng hơn đáng kể, có kích thước bằng Trái đất, được gọi là sao lùn trắng.Đây cũng là điều mà tỷ phú Elon Musk cảnh báo gần đây: "100% tất cả các loài có khả năng tuyệt chủng do sự giãn nở của Mặt trời, trừ khi nhân loại tạo ra sự sống đa hành tinh".Có lẽ đó là lý do tại sao rất nhiều người tập trung vào du hành vũ trụ và đưa chúng ta đến các hành tinh khác. Việc đó không chỉ cho phép loài người tiếp tục tồn tại mà còn cho chúng ta một ngôi nhà mới trước khi Mặt trời "chết".Mặt trời (khoảng 4,6 tỉ đến 4,7 tỉ năm tuổi) cũng được chứng thực bởi niên đại phóng xạ của các thiên thạch lâu đời nhất từng biết đến, được hình thành từ cùng một tinh vân Mặt trời.Tinh vân Mặt trời là đám mây thể khí từ đó Hệ Mặt trời được cho là đã hình thành nên. Giả thuyết tinh vân Mặt trời này lần đầu tiên được đưa ra năm 1734 bởi Emanuel Swedenborg.Nhờ đó, các nhà khoa học đã hiểu rõ về thời điểm ánh sáng Mặt trời cuối cùng sẽ tắt và biến mất.Mời các bạn xem video: Những bức ảnh cận cảnh mặt trời nhất được công bố. Nguồn: THĐT.
Một số nhà khoa học cho rằng, chu kỳ sống của Mặt trời sẽ kết thúc sớm nhất sau 5 tỉ năm kể từ bây giờ. Khi ấy ngôi sao lớn ở trung tâm Hệ Mặt trời sẽ ăn qua phần lớn lõi hydro của nó.
Mặt trời sẽ phát nổ và trở thành một sao khổng lồ đỏ. Nó sẽ ngừng tạo nhiệt thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân, mà NASA cho biết lõi sẽ trở nên không ổn định và co lại vào khoảng thời gian này.
Một khi lõi bắt đầu mất ổn định, các lớp bên ngoài Mặt trời sẽ nở ra sau đó nuốt chửng sao Thủy và sao Kim. Điều này sẽ khiến các luồng gió thô từ Mặt trời sẽ đập vào Trái đất, thổi bay từ trường tạo ra từ quyển của nó.
Những sinh vật nếu còn tồn tại trên Trái đất vào khoảng thời gian đó sẽ phải đối mặt với viễn cảnh vô cùng đáng sợ. Tuy nhiên, có thể loài người thậm chí không góp mặt để trải nghiệm điều đó.
Một số nghiên cứu cho thấy, các đại dương của Trái đất sẽ bị bốc hơi bởi năng lượng từ Mặt trời sau 1 tỉ năm nữa. Khi ấy, độ sáng của Mặt trời cũng sẽ tăng khoảng 10%.
Nghiên cứu năm 2008 được công bố trên Nguyệt san của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia đã chỉ ra trong vòng vài triệu năm sau khi giãn nở lần đầu, Mặt trời có khả năng sẽ nuốt hết hành tinh đá còn lại, gồm Trái đất.
Sau đó, Mặt trời sẽ bắt đầu hợp nhất helium còn sót lại từ phản ứng tổng hợp hydro thành carbon và oxy, trước khi sụp đổ và để lại một tinh vân hành tinh tuyệt đẹp ở các lớp bên ngoài khi nó co lại thành một xác sao cực kỳ dày đặc, nóng hơn đáng kể, có kích thước bằng Trái đất, được gọi là sao lùn trắng.
Đây cũng là điều mà tỷ phú Elon Musk cảnh báo gần đây: "100% tất cả các loài có khả năng tuyệt chủng do sự giãn nở của Mặt trời, trừ khi nhân loại tạo ra sự sống đa hành tinh".
Có lẽ đó là lý do tại sao rất nhiều người tập trung vào du hành vũ trụ và đưa chúng ta đến các hành tinh khác. Việc đó không chỉ cho phép loài người tiếp tục tồn tại mà còn cho chúng ta một ngôi nhà mới trước khi Mặt trời "chết".
Mặt trời (khoảng 4,6 tỉ đến 4,7 tỉ năm tuổi) cũng được chứng thực bởi niên đại phóng xạ của các thiên thạch lâu đời nhất từng biết đến, được hình thành từ cùng một tinh vân Mặt trời.
Tinh vân Mặt trời là đám mây thể khí từ đó Hệ Mặt trời được cho là đã hình thành nên. Giả thuyết tinh vân Mặt trời này lần đầu tiên được đưa ra năm 1734 bởi Emanuel Swedenborg.
Nhờ đó, các nhà khoa học đã hiểu rõ về thời điểm ánh sáng Mặt trời cuối cùng sẽ tắt và biến mất.