Mắt hồng ngoại của kính viễn vọng không gian James Webb đã quan sát được tất cả khí và bụi do một ngôi sao sắp chết mang tên Wolf-Rayet 124 tỏa vào không gian.Lớp vật chất tỏa ra lung linh với màu hồng và tím như hoa anh đào. Một phần của nó từng là lớp vỏ ngoài của ngôi sao.Khoảnh khắc quý giá này xảy ra với một số ngôi sao sắp chết và thường là giai đoạn "hấp hối" trước khi chúng phát nổ, trở thành siêu tân tinh.Một số ngôi sao phát nổ trong chuyển động chậm. Hiếm khi những ngôi sao khổng lồ Wolf-Rayet ồn ào và nóng bỏng đến mức đang dần tan rã ngay trước mắt như vậy.Những luồng khí phát sáng, mỗi luồng có khối lượng lớn hơn 30 lần Trái đất, đang bị tống ra bởi những cơn gió sao dữ dội.Ngôi sao Wolf-Rayet 124, nằm ở gần trung tâm hình ảnh, rộng khoảng sáu năm ánh sáng, tạo ra tinh vân xung quanh gọi là M1-67.Lý do cụ thể tại sao ngôi sao WR 124 dần dần tự thổi bay trong hơn 20,000 năm qua vẫn là một chủ đề cho các nhà khoa học nghiên cứu.Wolf-Rayet 124 nằm cách Trái đất 15,000 năm ánh sáng về phía chòm sao Mũi tên (Sagitta).Số phận của bất kỳ ngôi sao Wolf-Rayet nào đều có khả năng phụ thuộc vào độ lớn của nó, nhiều ngôi sao được cho là kết thúc cuộc đời của chúng bằng những vụ nổ ngoạn mục như siêu tân tinh hoặc vụ nổ tia gamma.Siêu tân tinh hay sao siêu mới là một sự kiện thiên văn học biến đổi tức thời xảy ra trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa sao ở các sao khối lượng lớn, mà một vụ nổ khổng lồ cuối cùng đánh dấu sự hủy diệt của sao.Những phát hiện mới đáng kinh ngạc cho thấy Kính viễn vọng không gian James Webb của NASA đang thực hiện chính xác điều giới khoa học mong muốn - hé lộ những thứ mới mẻ, thú vị về vũ trụ, trả lời các câu hỏi cũ và đặt ra các câu hỏi mới.>>>Xem thêm video: Cận cảnh cụm kính viễn vọng khủng nhất thế giới vừa xây dựng. Nguồn: Kienthucnet.
Mắt hồng ngoại của kính viễn vọng không gian James Webb đã quan sát được tất cả khí và bụi do một ngôi sao sắp chết mang tên Wolf-Rayet 124 tỏa vào không gian.
Lớp vật chất tỏa ra lung linh với màu hồng và tím như hoa anh đào. Một phần của nó từng là lớp vỏ ngoài của ngôi sao.
Khoảnh khắc quý giá này xảy ra với một số ngôi sao sắp chết và thường là giai đoạn "hấp hối" trước khi chúng phát nổ, trở thành siêu tân tinh.
Một số ngôi sao phát nổ trong chuyển động chậm. Hiếm khi những ngôi sao khổng lồ Wolf-Rayet ồn ào và nóng bỏng đến mức đang dần tan rã ngay trước mắt như vậy.
Những luồng khí phát sáng, mỗi luồng có khối lượng lớn hơn 30 lần Trái đất, đang bị tống ra bởi những cơn gió sao dữ dội.
Ngôi sao Wolf-Rayet 124, nằm ở gần trung tâm hình ảnh, rộng khoảng sáu năm ánh sáng, tạo ra tinh vân xung quanh gọi là M1-67.
Lý do cụ thể tại sao ngôi sao WR 124 dần dần tự thổi bay trong hơn 20,000 năm qua vẫn là một chủ đề cho các nhà khoa học nghiên cứu.
Wolf-Rayet 124 nằm cách Trái đất 15,000 năm ánh sáng về phía chòm sao Mũi tên (Sagitta).
Số phận của bất kỳ ngôi sao Wolf-Rayet nào đều có khả năng phụ thuộc vào độ lớn của nó, nhiều ngôi sao được cho là kết thúc cuộc đời của chúng bằng những vụ nổ ngoạn mục như siêu tân tinh hoặc vụ nổ tia gamma.
Siêu tân tinh hay sao siêu mới là một sự kiện thiên văn học biến đổi tức thời xảy ra trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa sao ở các sao khối lượng lớn, mà một vụ nổ khổng lồ cuối cùng đánh dấu sự hủy diệt của sao.
Những phát hiện mới đáng kinh ngạc cho thấy Kính viễn vọng không gian James Webb của NASA đang thực hiện chính xác điều giới khoa học mong muốn - hé lộ những thứ mới mẻ, thú vị về vũ trụ, trả lời các câu hỏi cũ và đặt ra các câu hỏi mới.