Năm 1972, ông Thạch Hữu Sơn Lộc ở Thanh Hải, Trung Quốc, phát hiện một tảng đá đặc biệt trong khi làm việc ở hồ muối Chaka. Không biết chất liệu của viên đá, mẹ ông sử dụng viên đá để kỳ lưng.Qua 40 năm, một người am hiểu thiên thạch nhận định, đó có thể là khối thiên thạch và khuyên ông Sơn Lộc kiểm định.Chuyên gia tại Hiệp hội sưu tầm thiên thạch Trung Quốc xác nhận, nó là thiên thạch và Đại học Địa chất Trung Quốc đã cấp giấy chứng nhận.Phân tích cho thấy, viên đá chứa sắt và niken, với trọng lượng 512 gram. Với vẻ độc đáo giống vân tay người, giá trị của khối thiên thạch được ước tính khoảng gần 7 tỷ đồng. Điều này khiến ông Sơn Lộc bất ngờ, đồng thời nhận ra rằng gia đình đã sở hữu một "báu vật" tự nhiên.Thực tế các vụ thiên thạch rơi xuống Trái Đất không phải là hiếm nhưng không nhiều người có thể nhìn thấy.Các nhà khoa học ước tính, có hàng triệu mảnh thiên thạch bay vào bầu khí quyển Trái Đất mỗi năm, nhưng chỉ ít hơn 10.000 trong số đó "sống sót" sau khi ma sát với không khí ở tốc độ cao và cuối cùng đáp xuống mặt đất, sông hồ hoặc đại dương.Giải thích cho việc các thiên thạch không thường xuyên được chụp ảnh lại là vì khi đi qua bầu khí quyển xuyên vào Trái Đất, kích thước của thiên thạch ngày càng nhỏ đi. Hầu hết các thiên thạch đến bề mặt Trái Đất dưới dạng bụi hoặc các hạt rất nhỏ.Mời quý độc giả xem thêm video: Bí ẩn tảng đá nghìn năm tuổi bị xẻ đôi như được cắt bằng laser.
Năm 1972, ông Thạch Hữu Sơn Lộc ở Thanh Hải, Trung Quốc, phát hiện một tảng đá đặc biệt trong khi làm việc ở hồ muối Chaka. Không biết chất liệu của viên đá, mẹ ông sử dụng viên đá để kỳ lưng.
Qua 40 năm, một người am hiểu thiên thạch nhận định, đó có thể là khối thiên thạch và khuyên ông Sơn Lộc kiểm định.
Chuyên gia tại Hiệp hội sưu tầm thiên thạch Trung Quốc xác nhận, nó là thiên thạch và Đại học Địa chất Trung Quốc đã cấp giấy chứng nhận.
Phân tích cho thấy, viên đá chứa sắt và niken, với trọng lượng 512 gram. Với vẻ độc đáo giống vân tay người, giá trị của khối thiên thạch được ước tính khoảng gần 7 tỷ đồng. Điều này khiến ông Sơn Lộc bất ngờ, đồng thời nhận ra rằng gia đình đã sở hữu một "báu vật" tự nhiên.
Thực tế các vụ thiên thạch rơi xuống Trái Đất không phải là hiếm nhưng không nhiều người có thể nhìn thấy.
Các nhà khoa học ước tính, có hàng triệu mảnh thiên thạch bay vào bầu khí quyển Trái Đất mỗi năm, nhưng chỉ ít hơn 10.000 trong số đó "sống sót" sau khi ma sát với không khí ở tốc độ cao và cuối cùng đáp xuống mặt đất, sông hồ hoặc đại dương.
Giải thích cho việc các thiên thạch không thường xuyên được chụp ảnh lại là vì khi đi qua bầu khí quyển xuyên vào Trái Đất, kích thước của thiên thạch ngày càng nhỏ đi. Hầu hết các thiên thạch đến bề mặt Trái Đất dưới dạng bụi hoặc các hạt rất nhỏ.