Hộp sọ của một chiến binh 'điển trai' ngay lập tức thu hút sự chú ý khi nó lần đầu tiên được khai quật ở Khakassia vào năm 1968 bởi Giáo sư Anatoly Martynov.
Việc phát hiện ra chiếc đầu bằng đất sét của người đàn ông trẻ tuổi này đã khiến các nhà khảo cổ học Nga tò mò suốt một thời gian dài. Công nghệ tia X của thời kỳ đó mới chỉ ra điều bất thường bên trong nhưng không thể biết chắc đó là thứ gì.
Nhà nghiên cứu Martynov cho biết: "Có xương sọ và một khoảng rỗng nhỏ, tuy nhiên nó không khớp với kích thước bên trong của hộp sọ người mà nhỏ hơn nhiều". Tuy nhiên việc phá bỏ lớp đất sét bên ngoài được coi là không thể vì nó sẽ phá hủy di tích cổ đại này.
Gần 4 thập kỷ sau, các nhà khoa học đã quay trở lại về người đàn ông bí ẩn của nền văn hóa Tagar. Thời kỳ này được biết đến với các nghi thức tang lễ phức tạp, ví dụ như việc sử dụng các hố chôn lớn chứa khoảng 200 thi thể đã hỏa thiêu.
Theo những gì Tiến sĩ Elga Vadetskaya đã quan sát được, đầu của người chết được bao phủ trong đất sét và tạo khuôn mặt mới, bên ngoài cùng được phủ một lớp thạch cao.Các chuyên gia kỳ vọng công nghệ mới có thể tìm ra những mảnh xương bên trong, dù là những mảnh nhỏ con người.
Nhưng sự thật không phải vậy.
Một nghiên cứu được dẫn đầu bởi Giáo sư Natalya Polosmak, từ Viện Khảo cổ học và Dân tộc học, và Tiến sĩ Konstantin Kuper, Viện Vật lý Hạt nhân.
Các chuyên gia cho rằng có một hộp sọ người bên trong nhưng kết quả cho thấy đó là hộp sọ của một con cừu!
Hộp sọ của một con cừu bên trong chiếc đầu bí ẩn (Ảnh: Evgeny Babichev, Instutute of Nuclear Physics, SB RAS)
Vì sao những người cổ đại lại tạo ra chiếc đầu này bằng hài cốt của một con cừu đực?
Trong bài báo cho tạp chí Science First Hand, Giáo sư Polosmak đưa ra hai giả thuyết nhưng cũng thừa nhận rằng "vì đây là trường hợp duy nhất cho đến nay, nên bất kỳ lời giải thích nào về hiện tượng này cũng không hoàn toàn chính xác 100%".
Cô tin rằng người Tagar "có thể đã chôn cất một người đàn ông chưa được tìm thấy thi thể theo cách đặc biệt này". Theo phỏng đoán, người đàn ông có thể đã bị lạc trong rừng, chết đuối hoặc biến mất ở vùng đất ngoài hành tinh.
Vì lý do này, anh ta được thế thân bằng con vật tương trưng cho linh hồn khi còn sống và nó được gửi đến thế giới bên kia. Đây có thể là cách duy nhất để đảm bảo linh hồn sau khi chết được yên nghỉ.
Một giả thuyết khác của Giáo sư Polosmak cho rằng chiếc đầu giả này là để cho người đàn ông "một cơ hội để có một khởi đầu mới, một cuộc sống mới trong một thân phận mới".
Giả thuyết sau hợp lý hơn cả. Cừu đực là một trong những con vật được tôn thờ nhất thời cổ đại. Ban đầu, thần Khnum của Ai Cập được miêu tả là một con cừu đực (sau đó là một người đàn ông có đầu của một con cừu đực).
Một giả thuyết thứ ba đã được đề xuất bởi Tiến sĩ Vadetskaya trong cuốn sách "Những chiếc mặt nạ Yenisei cổ đại từ Siberia" sau khi nghiên cứu các nghi thức chôn cất công phu của người cổ đại trong thời kỳ Tesinsk này.
Bà tin rằng nghi thức chôn cất có hai giai đoạn - Đầu tiên là đặt xác chết vào một 'hộp đá', sau đó đưa vào một ngôi mộ nông hoặc dưới một đống đá trong vài năm. Mục tiêu chính là ướp xác một phần, da và các mô bị phân hủy nhưng gân và tủy sống vẫn tồn tại.
Sau đó bộ xương được mang đi được buộc bằng những cành cây nhỏ. Hộp sọ và phần còn lại của não đã bị cắt bỏ. Sau một thời gian, bộ xương được biến thành một loại 'búp bê' - Nó được bọc xung quanh bằng cỏ, những mảnh da và vỏ cây bạch dương.
Sau đó, Tiến sĩ Vadetskaya cho biết họ đã tái tạo lại khuôn mặt trên hộp sọ. Thường thì mặt đất sét này được bao phủ bởi một lớp thạch cao mỏng và vẽ các đồ trang trí.
Bà viết: "Đối với một số xác ướp, do thời gian quá lâu nên chúng đã phân hủy. Trong một số trường hợp, ngay cả cái đầu cũng không còn nguyên vẹn. Sau đó, họ phải tạo lại hình ảnh của người đã khuất".
Trên đây là 3 giải thuyết nhận được nhiều sự đồng tình nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên thực hư về nguồn gốc của hộp sọ bí ẩn này vẫn chưa có ai dám đứng ra khẳng định được đâu trả lời chính xác nhất.