Mưa sao băng Lyrids tháng 4 là trận mưa sao băng kéo dài từ khoảng ngày 15/4 đến 9/4 hàng năm. Điểm tỏa sáng của trận mưa sao băng nằm gần chòm sao Lyra và Hercules , gần ngôi sao sáng Vega. Đỉnh điểm của trận mưa sao băng thường vào khoảng ngày 22–23 tháng 4 hàng năm. Ảnh: Sky&Telescope.Eta Aquariids là một trận mưa sao băng liên quan đến sao chổi Halley . Trận mưa sao băng này có thể nhìn thấy từ khoảng ngày 19 tháng 4 đến khoảng ngày 28/5 hàng năm với hoạt động đạt đỉnh vào hoặc khoảng ngày 5/5. Không giống như hầu hết các trận mưa sao băng lớn hàng năm, trận mưa sao băng này không có đỉnh nhọn, mà thay vào đó là một cực đại rộng với tốc độ tốt kéo dài khoảng một tuần tập trung vào ngày 5 tháng 5. Ảnh: Daily GalaxySouthern Delta Aquariids là trận mưa sao băng có thể nhìn thấy từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8 hàng năm với hoạt động đạt đỉnh vào ngày 28 hoặc 29/7. Sao chổi có nguồn gốc không được biết chắc chắn. Một ứng cử viên bị nghi ngờ là Sao chổi 96P Machholz. Trước đó, người ta cho rằng nó có nguồn gốc từ sao chổi Marsden và Kracht Sungrazing. Trong thời gian này còn có Alpha Aquariids cũng tạo thêm khoảng 3 vệt sáng mỗi giờ. Ảnh: In the SkyAlpha Capricornids là một trận mưa sao băng diễn ra sớm nhất là vào ngày 7/7 và kéo dài cho đến khoảng ngày 15/8. Trận mưa sao băng này được nhà thiên văn học người Hungary Miklos von Konkoly-Thege phát hiện vào năm 1871. Trận mưa sao băng này có các thiên thạch không thường xuyên nhưng tương đối sáng, với một số quả cầu lửa. Thiên thể mẹ là sao chổi 169P/NEAT. Bạn nên nhìn về phía bầu trời phía tây nam nếu mặt trăng ở trên đường chân trời khi xem. Ảnh AMSPerseids là một trận mưa sao băng liên quan đến sao chổi Swift–Tuttle. Các sao băng được gọi là Perseids vì chúng xuất hiện từ hướng chung của chòm sao Perseus. Đỉnh điểm hoạt động từ ngày 9 đến 14/8, tùy thuộc vào vị trí cụ thể của dòng sao băng. Do trận mưa sao băng tỏa sáng trong chòm sao Perseus, nên Perseids chủ yếu có thể nhìn thấy ở Bắc bán cầu. Ảnh: Sky&TelescopeThêm một trận mưa sao băng xảy ra ở Bắc bán cầu vào tháng 10. Chúng được đặt tên theo chòm sao Draco, nơi mà các thiên thạch xuất phát. Draconids được tạo ra do Trái đất đi qua các mảnh vỡ do sao chổi 21P/Giacobini-Zinner để lại. Trận này xuất hiện đỉnh điểm vào đêm 8, sáng sớm 9/10. Draconids đôi khi còn được gọi là sao chổi Giacobinids, theo tên nhà thiên văn học người Pháp Michel Giacobini. Ảnh: Blue DreamMưa sao băng Orionids có thể nhìn thấy từ ngày 2/10 đến 7/11, đạt đỉnh điểm vào đêm ngày 21–22/10. Orionids có thể nhìn thấy ở cả bán cầu Bắc và Nam. Ở bán cầu Bắc, Orion nằm ở bầu trời phía tây nam, và ở bán cầu Nam, nó nằm ở bầu trời phía tây bắc. Mưa sao băng Orionids nổi tiếng với độ sáng và tốc độ cao, đôi khi có thể để lại những "đoàn tàu" phát sáng hoặc trở thành quả cầu lửa. Ảnh: The MaidansSouthern Taurids là một trận mưa sao băng xảy ra khi Trái Đất đi qua một luồng mảnh vỡ từ Sao Chổi Encke. Trận mưa sao băng này hoạt động từ khoảng ngày 10/9 đến 20/11, đạt đỉnh vào khoảng ngày 4 và 5/11. Điểm tỏa sáng của nó nằm ở chòm sao Kim Ngưu, nằm cao trên bầu trời vào khoảng nửa đêm. Sao băng Taurid phương Nam đôi khi còn được gọi là "Quả cầu lửa Halloween" vì chúng xuất hiện vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11. Ảnh: Sky&TelescopeTại chòm sao này còn có thể quan sát một trận mưa sao băng khác là Northern Taurid. Trận mưa sao băng này diễn ra từ khoảng ngày 20/10 đến ngày 10/12, đạt đỉnh trong ngày 12-13/11. Taurid phương Bắc xuất phát từ tiểu hành tinh 2004 TG10. Sao băng Taurid phương Bắc được biết đến với những quả cầu lửa, lớn hơn và sáng hơn hầu hết các sao băng khác. Chúng có thể sáng đến mức làm lu mờ cả sao Kim trên bầu trời đêm. Ảnh: The MaidansLeonids xảy ra hàng năm khi Trái Đất đi qua vệt bụi và băng do sao chổi Tempel-Tuttle để lại. Mật độ sao băng đạt đỉnh vào khoảng ngày 17 tháng 11. Những thiên thạch sáng, có thể nhiều màu sắc và di chuyển với tốc độ lên đến 71km/giây. Chúng cũng được biết đến với những vệt dài, có thể kéo dài trên bầu trời trong vài phút. Các thiên thạch dường như xuất phát từ chòm sao Leo, được đặt tên theo từ tiếng Latin có nghĩa là sư tử. Ảnh ACCUGeminids là một trận mưa sao băng lớn với 3.200 Phaethon (được cho là một tiểu hành tinh Apollo có quỹ đạo "sao chổi đá”) là thiên thể mẹ. Trận mưa sao băng này, cùng với Quadrantids là những trận mưa sao băng lớn duy nhất không bắt nguồn từ sao chổi. Các sao băng từ trận mưa sao băng này diễn ra chậm, chúng có thể được nhìn thấy vào tháng 12 và thường đạt cực đại vào khoảng ngày 4–16/12, với ngày có cường độ cao nhất là sáng ngày 14/12. Ảnh: Time the DateHoạt động sao băng Ursid (URS) bắt đầu hàng năm vào khoảng ngày 17/12 và kéo dài hơn một tuần, cực điểm vào ngày 19/12. Trận mưa sao băng này được đặt tên theo điểm tỏa sáng của nó , nằm gần ngôi sao Beta Ursae Minoris (Kochab) trong chòm sao Ursa Minor. Đối với những ai không quen với tên sao, ngôi sao này nằm trong hố của “Little Dipper”. Khu vực này của bầu trời nằm thấp nhất ở bầu trời phía bắc. Ảnh: SPA Pop AstroMời độc giả xem thêm video "Ngắm mưa sao băng Draconid". Nguồn: AccuWeather.
Mưa sao băng Lyrids tháng 4 là trận mưa sao băng kéo dài từ khoảng ngày 15/4 đến 9/4 hàng năm. Điểm tỏa sáng của trận mưa sao băng nằm gần chòm sao Lyra và Hercules , gần ngôi sao sáng Vega. Đỉnh điểm của trận mưa sao băng thường vào khoảng ngày 22–23 tháng 4 hàng năm. Ảnh: Sky&Telescope.
Eta Aquariids là một trận mưa sao băng liên quan đến sao chổi Halley . Trận mưa sao băng này có thể nhìn thấy từ khoảng ngày 19 tháng 4 đến khoảng ngày 28/5 hàng năm với hoạt động đạt đỉnh vào hoặc khoảng ngày 5/5. Không giống như hầu hết các trận mưa sao băng lớn hàng năm, trận mưa sao băng này không có đỉnh nhọn, mà thay vào đó là một cực đại rộng với tốc độ tốt kéo dài khoảng một tuần tập trung vào ngày 5 tháng 5. Ảnh: Daily Galaxy
Southern Delta Aquariids là trận mưa sao băng có thể nhìn thấy từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8 hàng năm với hoạt động đạt đỉnh vào ngày 28 hoặc 29/7. Sao chổi có nguồn gốc không được biết chắc chắn. Một ứng cử viên bị nghi ngờ là Sao chổi 96P Machholz. Trước đó, người ta cho rằng nó có nguồn gốc từ sao chổi Marsden và Kracht Sungrazing. Trong thời gian này còn có Alpha Aquariids cũng tạo thêm khoảng 3 vệt sáng mỗi giờ. Ảnh: In the Sky
Alpha Capricornids là một trận mưa sao băng diễn ra sớm nhất là vào ngày 7/7 và kéo dài cho đến khoảng ngày 15/8. Trận mưa sao băng này được nhà thiên văn học người Hungary Miklos von Konkoly-Thege phát hiện vào năm 1871. Trận mưa sao băng này có các thiên thạch không thường xuyên nhưng tương đối sáng, với một số quả cầu lửa. Thiên thể mẹ là sao chổi 169P/NEAT. Bạn nên nhìn về phía bầu trời phía tây nam nếu mặt trăng ở trên đường chân trời khi xem. Ảnh AMS
Perseids là một trận mưa sao băng liên quan đến sao chổi Swift–Tuttle. Các sao băng được gọi là Perseids vì chúng xuất hiện từ hướng chung của chòm sao Perseus. Đỉnh điểm hoạt động từ ngày 9 đến 14/8, tùy thuộc vào vị trí cụ thể của dòng sao băng. Do trận mưa sao băng tỏa sáng trong chòm sao Perseus, nên Perseids chủ yếu có thể nhìn thấy ở Bắc bán cầu. Ảnh: Sky&Telescope
Thêm một trận mưa sao băng xảy ra ở Bắc bán cầu vào tháng 10. Chúng được đặt tên theo chòm sao Draco, nơi mà các thiên thạch xuất phát. Draconids được tạo ra do Trái đất đi qua các mảnh vỡ do sao chổi 21P/Giacobini-Zinner để lại. Trận này xuất hiện đỉnh điểm vào đêm 8, sáng sớm 9/10. Draconids đôi khi còn được gọi là sao chổi Giacobinids, theo tên nhà thiên văn học người Pháp Michel Giacobini. Ảnh: Blue Dream
Mưa sao băng Orionids có thể nhìn thấy từ ngày 2/10 đến 7/11, đạt đỉnh điểm vào đêm ngày 21–22/10. Orionids có thể nhìn thấy ở cả bán cầu Bắc và Nam. Ở bán cầu Bắc, Orion nằm ở bầu trời phía tây nam, và ở bán cầu Nam, nó nằm ở bầu trời phía tây bắc. Mưa sao băng Orionids nổi tiếng với độ sáng và tốc độ cao, đôi khi có thể để lại những "đoàn tàu" phát sáng hoặc trở thành quả cầu lửa. Ảnh: The Maidans
Southern Taurids là một trận mưa sao băng xảy ra khi Trái Đất đi qua một luồng mảnh vỡ từ Sao Chổi Encke. Trận mưa sao băng này hoạt động từ khoảng ngày 10/9 đến 20/11, đạt đỉnh vào khoảng ngày 4 và 5/11. Điểm tỏa sáng của nó nằm ở chòm sao Kim Ngưu, nằm cao trên bầu trời vào khoảng nửa đêm. Sao băng Taurid phương Nam đôi khi còn được gọi là "Quả cầu lửa Halloween" vì chúng xuất hiện vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11. Ảnh: Sky&Telescope
Tại chòm sao này còn có thể quan sát một trận mưa sao băng khác là Northern Taurid. Trận mưa sao băng này diễn ra từ khoảng ngày 20/10 đến ngày 10/12, đạt đỉnh trong ngày 12-13/11. Taurid phương Bắc xuất phát từ tiểu hành tinh 2004 TG10. Sao băng Taurid phương Bắc được biết đến với những quả cầu lửa, lớn hơn và sáng hơn hầu hết các sao băng khác. Chúng có thể sáng đến mức làm lu mờ cả sao Kim trên bầu trời đêm. Ảnh: The Maidans
Leonids xảy ra hàng năm khi Trái Đất đi qua vệt bụi và băng do sao chổi Tempel-Tuttle để lại. Mật độ sao băng đạt đỉnh vào khoảng ngày 17 tháng 11. Những thiên thạch sáng, có thể nhiều màu sắc và di chuyển với tốc độ lên đến 71km/giây. Chúng cũng được biết đến với những vệt dài, có thể kéo dài trên bầu trời trong vài phút. Các thiên thạch dường như xuất phát từ chòm sao Leo, được đặt tên theo từ tiếng Latin có nghĩa là sư tử. Ảnh ACCU
Geminids là một trận mưa sao băng lớn với 3.200 Phaethon (được cho là một tiểu hành tinh Apollo có quỹ đạo "sao chổi đá”) là thiên thể mẹ. Trận mưa sao băng này, cùng với Quadrantids là những trận mưa sao băng lớn duy nhất không bắt nguồn từ sao chổi. Các sao băng từ trận mưa sao băng này diễn ra chậm, chúng có thể được nhìn thấy vào tháng 12 và thường đạt cực đại vào khoảng ngày 4–16/12, với ngày có cường độ cao nhất là sáng ngày 14/12. Ảnh: Time the Date
Hoạt động sao băng Ursid (URS) bắt đầu hàng năm vào khoảng ngày 17/12 và kéo dài hơn một tuần, cực điểm vào ngày 19/12. Trận mưa sao băng này được đặt tên theo điểm tỏa sáng của nó , nằm gần ngôi sao Beta Ursae Minoris (Kochab) trong chòm sao Ursa Minor. Đối với những ai không quen với tên sao, ngôi sao này nằm trong hố của “Little Dipper”. Khu vực này của bầu trời nằm thấp nhất ở bầu trời phía bắc. Ảnh: SPA Pop Astro