Hỏi: Thường ngày, chúng ta vẫn hay ngước nhìn Mặt Trời mà không thấy mắt bị hại gì. Tuy nhiên, khi có nhật thực, việc nhìn vào Mặt Trời lại gây hại cho mắt. Tại sao lại có sự khác biệt này? - Nguyễn Văn Phú (Hà Nội).
|
Ảnh minh họa. |
Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Hội Thiên văn học Trẻ Việt Nam: Bất cứ hình thức nào nhìn trực diện liên tục vào Mặt Trời đều gây hại cho mắt. Tuy nhiên, hằng ngày chúng ta vẫn thường xuyên nhìn thẳng Mặt Trời bằng mắt thường hoặc qua kính mắt (kính cận, kính râm...) và không có ai gặp vấn đề với mắt.
Lý do vì thường ngày chúng ta chỉ nhìn vào Mặt Trời trong khoảng thời gian rất ngắn (10 - 15 giây) vì chói mắt và không có gì thú vị để nhìn lâu. Thời gian nhìn ngắn sẽ giúp mắt không bị ảnh hưởng xấu.
Khi có nhật thực lại khác, để quan sát được hiện tượng này chúng ta thường nhìn khá lâu vào Mặt Trời. Thời gian nhìn dài sẽ khiến lượng bức xạ từ Mặt Trời tác động vào mắt lớn gây hại cho mắt. Vì thế, khi nhật thực xuất hiện, các nhà khoa học cảnh báo tuyệt đối không nhìn bằng mắt thường hoặc các dụng cụ không đảm bảo.