Ngày 26/7 tại thành phố Redding, bang California, Mỹ, nhiệt độ ngoài trời đang là 45 độ C. Ngọn lửa rừng mới bén dần bùng lên vì nắng nóng gay gắt, gió to và thời tiết khô hanh, cuối cùng biến thành cơn bão lửa tràn vào khu dân cư. Bất cứ ngôi nhà nào trên đường đi cũng trở thành nguyên liệu đốt tiếp thêm sức mạnh cho ngọn lửa. Tiếp xúc với nhiệt độ 500 độ C, những ngôi nhà không cháy từ từ mà thậm chí còn phát nổ. Trong khu dân cư đông đúc, cả dãy nhà có thể đồng loạt nổ tung. Tốc độ lây lan của ngọn lửa khiến người dân và cả lính cứu hỏa bàng hoàng. Nhưng đây mới chỉ là điểm khởi đầu của vụ cháy rừng Carr.
Chỉ trong 30 phút ngắn ngủi, vụ hỏa hoạn đã tạo ra các tia lửa bắn cao hàng trăm mét lên bầu trời, xóa sạch mọi thứ trên đường đi và thải ra lượng nhiệt dữ dội cùng các cột khói vào tầng bình lưu của khí quyển. Trong lịch sử các vụ hỏa hoạn ở Mỹ, chưa có vụ cháy nào đủ sức so sánh với Carr. Giữa những nhánh cây đen còn sót lại, một vài thanh kim loại dài 3 m xoắn vào nhau như chiếc khăn lụa. Một xe container 4 tấn bị xé thành từng mảnh nằm la liệt. Không còn lấy một cọng cỏ trên mặt đất.
Mọi đồ đạc, vật dụng nếu không bốc cháy cũng bị nấu chảy: từ khung xe ôtô bằng thép tới động cơ nhôm đều bị hóa lỏng. Sức nóng dữ dội như trong nồi nung kim loại tạo ra những tia lửa bắn xa trước hàng trăm m. Các vụ cháy nhà thông thường vẫn để lại phần khung và có thể được tận dụng. Nhưng “lửa địa ngục” thì khác, nó phá hủy mọi thứ và không thể cản phá. Gần 50.000 cư dân đã buộc phải sơ tán. Hơn 1.600 ngôi nhà, cửa hiệu và nhiều công trình khác bị thiêu rụi.
Vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn, ông Steve Bustillos (trái), một thám tử về hưu, đã vội vã sơ tán khi ông mở cửa nhà và nhìn thấy hơi nóng bốc lên trong không khí “như mở cửa lò nướng”, ông nói. Chỉ vài phút sau, ngọn lửa bùng lên nhấn chìm những ngôi nhà và cây cối. Bustillos chạy thoát trong chiếc xe bán tải, nhưng ngọn lửa đã đuổi kịp ông trên đại lộ Buenaventura, cách ngôi nhà khoảng 1 km. Sau khi kính xe nổ tung và chiếc xe bắt lửa, Bustillos đã thoát khỏi xe và nấp dưới một chiếc xe ủi đất ở gần đó.
Dù phải lăn dưới nền sỏi nóng nhưng ông vẫn sống sót một cách thần kỳ. Trong xe tải là toàn bộ đồ vật có giá trị của gia đình ông: súng, trang sức, hộ chiếu và tiền mặt. Khẩu súng ngắn tự cướp cò khi chiếc xe bốc cháy. Phân tích kết luận rằng tốc độ gió trên đại lộ Buenaventura lúc bấy giờ là 220 – 270 km/h, và nhiệt độ đỉnh điểm vượt quá 1.400 độ C – nhiệt độ nóng chảy của thép. Nói cách khác, ông Bustillos đã sống sót khỏi cơn lốc xoáy trong lò lửa.
Nhiều cư dân ở Redding trở về nhà sau vụ cháy phải chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng: toàn bộ đồ gia dụng như bếp lò, điều hòa không khí và tủ lạnh bị biến dạng hoặc vỡ vụn. Mọi thứ nhuốm một màu đen như than hoặc trắng đục và chỉ còn tồn tại dưới 3 dạng: carbon, đá và thép. Tàn tro bao phủ khắp nơi. Ngôi nhà chứa đầy kỷ niệm giờ chỉ còn là một đống hoang tàn. Người dân Redding đã trở thành người vô gia cư chỉ còn biết thất thần đứng trên vỉa hè.
Bà Sarah Joseph, 73 tuổi, sống tại khu dân cư Keswick cách Redding khoảng 1 km về phía Tây Bắc. Giống như nhiều người khác, bà vẫn yên tâm rằng con sông Sacramento rộng 30 m có thể chặn được ngọn lửa. Trên thực tế, cơn bão lửa lan nhanh đến mức bà chỉ có vài phút để bắt lấy con mèo của mình, thay quần áo và mang theo vài tấm ảnh trước khi bỏ chạy thoát thân.
Cách thành phố Redding khoảng 3 km về phía Bắc, bà Willie và ông Larry Hartman đứng giữa nền ngôi nhà giờ chỉ còn là tro tàn ngập đến mắt cá chân. Bà chỉ vào một bộ khung không rõ hình thù và nói: “Đây là cái ghế bành trong nhà tôi”. Phòng khách của nhà bà Hartman đã biến mất, cửa kính 2 lớp cũng bị nung chảy. Trước vụ hỏa hoạn, từ cửa sổ kính nhìn ra bên kia sông có thể thấy nhà những cô con gái của bà Hartman, nhưng giờ nhà cửa đã bị san phẳng khi cơn lốc lửa Carr tràn tới. Phía nam nhà bà Hartman, hai tháp truyền dẫn bằng thép cao 40 m bị xé toạc khỏi nền bê tông và đổ gục xuống mặt đất như hai con hươu cao cổ đã chết.
Ông Larry Hartman đã miêu tả sức phá hủy của vụ cháy tương đương với “một quả bom, như quả bom hạt nhân rơi xuống Hiroshima vậy”. Thực tế, khi so sánh ảnh chụp của vụ nổ hạt nhân với bức ảnh chụp khu vực phía nam ngôi nhà của gia đình Hartman thì hầu như không có mấy điểm khác biệt. Christel, con gái ông bà Hartman, nói trong ngọn lửa có thể nhìn thấy thấp thoáng bóng đen của các tòa tháp. Vụ cháy đã khiến chị gái và hai cháu nhỏ của Christel thiệt mạng. Trong ảnh, bé gái Really Hartman, cháu gái của bà Hartman may mắn sống sót, đang tìm kiếm những đồ vật còn lại của vụ cháy.
Đội trưởng Dusty Gyves, thuộc đội lính cứu hỏa California, đã bị sốc khi chứng kiến vụ cháy. Một chiếc xe tải 2 tấn bị nhấc bổng lên không trung và rơi xuống đất. Gyves miêu tả chiếc xe như “vừa đi qua một cái máy nghiền”. Vào năm 1978, nhà khí tượng học David Goens đã tạo ra một hệ thống phân loại những “cơn bão lửa”, cùng với thông báo rằng: “Đây là hiện tượng hiếm hoi và hy vọng chúng sẽ không xảy ra trong tương lai”. Nhưng đấy là 40 năm trước. Vụ cháy rừng Carr vừa qua đã trở thành đề tài tranh cãi cho nhiều nhà khoa học. Trước Carr, vụ cháy có sức phá hủy mạnh mẽ nhất là ở Canberra, Australia, năm 2003.
Thực tế khốc liệt là nhân viên cứu hỏa cũng không thể làm gì để dập tắt được đám cháy ở dạng lốc xoáy lửa như thế này. Nước hầu như không có tác dụng. “Từ cứu hỏa, chúng tôi đã phải chuyển sang nỗ lực cứu người", một đại diện của đội cứu hỏa Cal Fire cho biết. Cách đây một vài năm, những vụ cháy lớn có thể là chuyện hiếm hoi. Nhưng giờ đây chúng xảy ra thường xuyên hơn. Trái Đất nóng lên khiến khí hậu khô hanh và ngay cả về đêm ngọn lửa vẫn tiếp tục lây lan. Trong khi đó, con người lại tàn phá rừng và nhà cửa cũng lấn sâu vào rừng hơn trước. Những cơn lốc xoáy mang theo "ngọn lửa địa ngục" vì thế có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Ngày 26/7 tại thành phố Redding, bang California, Mỹ, nhiệt độ ngoài trời đang là 45 độ C. Ngọn lửa rừng mới bén dần bùng lên vì nắng nóng gay gắt, gió to và thời tiết khô hanh, cuối cùng biến thành cơn bão lửa tràn vào khu dân cư. Bất cứ ngôi nhà nào trên đường đi cũng trở thành nguyên liệu đốt tiếp thêm sức mạnh cho ngọn lửa. Tiếp xúc với nhiệt độ 500 độ C, những ngôi nhà không cháy từ từ mà thậm chí còn phát nổ. Trong khu dân cư đông đúc, cả dãy nhà có thể đồng loạt nổ tung. Tốc độ lây lan của ngọn lửa khiến người dân và cả lính cứu hỏa bàng hoàng. Nhưng đây mới chỉ là điểm khởi đầu của vụ cháy rừng Carr.
Chỉ trong 30 phút ngắn ngủi, vụ hỏa hoạn đã tạo ra các tia lửa bắn cao hàng trăm mét lên bầu trời, xóa sạch mọi thứ trên đường đi và thải ra lượng nhiệt dữ dội cùng các cột khói vào tầng bình lưu của khí quyển. Trong lịch sử các vụ hỏa hoạn ở Mỹ, chưa có vụ cháy nào đủ sức so sánh với Carr. Giữa những nhánh cây đen còn sót lại, một vài thanh kim loại dài 3 m xoắn vào nhau như chiếc khăn lụa. Một xe container 4 tấn bị xé thành từng mảnh nằm la liệt. Không còn lấy một cọng cỏ trên mặt đất.
Mọi đồ đạc, vật dụng nếu không bốc cháy cũng bị nấu chảy: từ khung xe ôtô bằng thép tới động cơ nhôm đều bị hóa lỏng. Sức nóng dữ dội như trong nồi nung kim loại tạo ra những tia lửa bắn xa trước hàng trăm m. Các vụ cháy nhà thông thường vẫn để lại phần khung và có thể được tận dụng. Nhưng “lửa địa ngục” thì khác, nó phá hủy mọi thứ và không thể cản phá. Gần 50.000 cư dân đã buộc phải sơ tán. Hơn 1.600 ngôi nhà, cửa hiệu và nhiều công trình khác bị thiêu rụi.
Vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn, ông Steve Bustillos (trái), một thám tử về hưu, đã vội vã sơ tán khi ông mở cửa nhà và nhìn thấy hơi nóng bốc lên trong không khí “như mở cửa lò nướng”, ông nói. Chỉ vài phút sau, ngọn lửa bùng lên nhấn chìm những ngôi nhà và cây cối. Bustillos chạy thoát trong chiếc xe bán tải, nhưng ngọn lửa đã đuổi kịp ông trên đại lộ Buenaventura, cách ngôi nhà khoảng 1 km. Sau khi kính xe nổ tung và chiếc xe bắt lửa, Bustillos đã thoát khỏi xe và nấp dưới một chiếc xe ủi đất ở gần đó.
Dù phải lăn dưới nền sỏi nóng nhưng ông vẫn sống sót một cách thần kỳ. Trong xe tải là toàn bộ đồ vật có giá trị của gia đình ông: súng, trang sức, hộ chiếu và tiền mặt. Khẩu súng ngắn tự cướp cò khi chiếc xe bốc cháy. Phân tích kết luận rằng tốc độ gió trên đại lộ Buenaventura lúc bấy giờ là 220 – 270 km/h, và nhiệt độ đỉnh điểm vượt quá 1.400 độ C – nhiệt độ nóng chảy của thép. Nói cách khác, ông Bustillos đã sống sót khỏi cơn lốc xoáy trong lò lửa.
Nhiều cư dân ở Redding trở về nhà sau vụ cháy phải chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng: toàn bộ đồ gia dụng như bếp lò, điều hòa không khí và tủ lạnh bị biến dạng hoặc vỡ vụn. Mọi thứ nhuốm một màu đen như than hoặc trắng đục và chỉ còn tồn tại dưới 3 dạng: carbon, đá và thép. Tàn tro bao phủ khắp nơi. Ngôi nhà chứa đầy kỷ niệm giờ chỉ còn là một đống hoang tàn. Người dân Redding đã trở thành người vô gia cư chỉ còn biết thất thần đứng trên vỉa hè.
Bà Sarah Joseph, 73 tuổi, sống tại khu dân cư Keswick cách Redding khoảng 1 km về phía Tây Bắc. Giống như nhiều người khác, bà vẫn yên tâm rằng con sông Sacramento rộng 30 m có thể chặn được ngọn lửa. Trên thực tế, cơn bão lửa lan nhanh đến mức bà chỉ có vài phút để bắt lấy con mèo của mình, thay quần áo và mang theo vài tấm ảnh trước khi bỏ chạy thoát thân.
Cách thành phố Redding khoảng 3 km về phía Bắc, bà Willie và ông Larry Hartman đứng giữa nền ngôi nhà giờ chỉ còn là tro tàn ngập đến mắt cá chân. Bà chỉ vào một bộ khung không rõ hình thù và nói: “Đây là cái ghế bành trong nhà tôi”. Phòng khách của nhà bà Hartman đã biến mất, cửa kính 2 lớp cũng bị nung chảy. Trước vụ hỏa hoạn, từ cửa sổ kính nhìn ra bên kia sông có thể thấy nhà những cô con gái của bà Hartman, nhưng giờ nhà cửa đã bị san phẳng khi cơn lốc lửa Carr tràn tới. Phía nam nhà bà Hartman, hai tháp truyền dẫn bằng thép cao 40 m bị xé toạc khỏi nền bê tông và đổ gục xuống mặt đất như hai con hươu cao cổ đã chết.
Ông Larry Hartman đã miêu tả sức phá hủy của vụ cháy tương đương với “một quả bom, như quả bom hạt nhân rơi xuống Hiroshima vậy”. Thực tế, khi so sánh ảnh chụp của vụ nổ hạt nhân với bức ảnh chụp khu vực phía nam ngôi nhà của gia đình Hartman thì hầu như không có mấy điểm khác biệt. Christel, con gái ông bà Hartman, nói trong ngọn lửa có thể nhìn thấy thấp thoáng bóng đen của các tòa tháp. Vụ cháy đã khiến chị gái và hai cháu nhỏ của Christel thiệt mạng. Trong ảnh, bé gái Really Hartman, cháu gái của bà Hartman may mắn sống sót, đang tìm kiếm những đồ vật còn lại của vụ cháy.
Đội trưởng Dusty Gyves, thuộc đội lính cứu hỏa California, đã bị sốc khi chứng kiến vụ cháy. Một chiếc xe tải 2 tấn bị nhấc bổng lên không trung và rơi xuống đất. Gyves miêu tả chiếc xe như “vừa đi qua một cái máy nghiền”. Vào năm 1978, nhà khí tượng học David Goens đã tạo ra một hệ thống phân loại những “cơn bão lửa”, cùng với thông báo rằng: “Đây là hiện tượng hiếm hoi và hy vọng chúng sẽ không xảy ra trong tương lai”. Nhưng đấy là 40 năm trước. Vụ cháy rừng Carr vừa qua đã trở thành đề tài tranh cãi cho nhiều nhà khoa học. Trước Carr, vụ cháy có sức phá hủy mạnh mẽ nhất là ở Canberra, Australia, năm 2003.
Thực tế khốc liệt là nhân viên cứu hỏa cũng không thể làm gì để dập tắt được đám cháy ở dạng lốc xoáy lửa như thế này. Nước hầu như không có tác dụng. “Từ cứu hỏa, chúng tôi đã phải chuyển sang nỗ lực cứu người", một đại diện của đội cứu hỏa Cal Fire cho biết. Cách đây một vài năm, những vụ cháy lớn có thể là chuyện hiếm hoi. Nhưng giờ đây chúng xảy ra thường xuyên hơn. Trái Đất nóng lên khiến khí hậu khô hanh và ngay cả về đêm ngọn lửa vẫn tiếp tục lây lan. Trong khi đó, con người lại tàn phá rừng và nhà cửa cũng lấn sâu vào rừng hơn trước. Những cơn lốc xoáy mang theo "ngọn lửa địa ngục" vì thế có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.