Theo nhóm nghiên cứu đến từ Đại học New Mexico (Mỹ), bên trong lõi Trái đất có chứa một loại helium (khí heli) cực hiếm thuộc về vũ trụ nguyên sinh 13,8 tỉ năm trước.Đó chính là khí helium-3, là một đồng vị helium chỉ có 1 neutron trong hạt nhân, thay vì 2. Nó là một loại khí cực hiếm, chỉ chiếm 0,0001% toàn bộ khí heli trên Trái đất.Phần lớn helium-3 trong vũ trụ được tạo ra ngay sau vụ nổ Big Bang. Một số helium-3 sơ khai đã kết hợp với các hạt khí và bụi khác trong tinh vân Mặt Trời - đám mây phân tử mà từ đó Mặt Trời và các hành tinh khác quay quanh nó.Vì vậy, sự xuất hiện của helium-3 trong lõi Trái đất sẽ củng cố giả thuyết rằng Trái đất đã hình thành rất sớm từ buổi sơ khai của hệ Mặt Trời.Trái đất có thể được hình thành ngay trong giai đoạn tinh vân Mặt Trời đang phát triển mạnh chứ không phải dạng hành tinh "sinh sau đẻ muộn" khi tinh vân đã suy yếu.Theo tính toán, có khoảng 2 kg helium-3 thoát khỏi lõi Trái đất, rò rỉ lên bề mặt mỗi năm, chủ yếu dọc theo hệ thống sườn núi giữa các đại dương, nơi các mảng kiến tạo gặp gỡ.Tuy nhiên, các nhà khoa học không tính toán được chính xác bao nhiêu helium-3 đến từ lõi, bao nhiêu đến từ lớp phủ và hiện trong hành tinh chúng ta còn chôn giấu bao nhiêu "kho báu" từ vũ trụ sơ khai này.Nhưng dựa theo các mô hình rò rỉ, phải có ít nhất 10 triệu tấn đến 1 tỉ tấn helium-3 đang chôn giấu trong lõi.Sự rò rỉ này có thể đến từ hơn 4 tỉ năm trước, khi một hành tinh cỡ Sao Hỏa đâm sầm vào Trái đất, làm văng ra một khối khí bụi mà sau này tụ thành Mặt Trăng.Sự kiện này làm tan chảy một phần lớp vỏ của Trái đất nguyên bản, nên helium-3 có đường tìm lên mặt đất.Lần theo kho báu này, các nhà khoa học hy vọng sẽ trả lời được nhiều câu đố liên quan đến nguồn gốc và sự hình thành hành tinh chúng ta.Sự hình thành và tiến hóa của Hệ Mặt Trời bắt đầu từ cách đây khoảng 4,6 tỷ năm với sự suy sụp hấp dẫn của một phần nhỏ của một đám mây phân tử khổng lồ.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Theo nhóm nghiên cứu đến từ Đại học New Mexico (Mỹ), bên trong lõi Trái đất có chứa một loại helium (khí heli) cực hiếm thuộc về vũ trụ nguyên sinh 13,8 tỉ năm trước.
Đó chính là khí helium-3, là một đồng vị helium chỉ có 1 neutron trong hạt nhân, thay vì 2. Nó là một loại khí cực hiếm, chỉ chiếm 0,0001% toàn bộ khí heli trên Trái đất.
Phần lớn helium-3 trong vũ trụ được tạo ra ngay sau vụ nổ Big Bang. Một số helium-3 sơ khai đã kết hợp với các hạt khí và bụi khác trong tinh vân Mặt Trời - đám mây phân tử mà từ đó Mặt Trời và các hành tinh khác quay quanh nó.
Vì vậy, sự xuất hiện của helium-3 trong lõi Trái đất sẽ củng cố giả thuyết rằng Trái đất đã hình thành rất sớm từ buổi sơ khai của hệ Mặt Trời.
Trái đất có thể được hình thành ngay trong giai đoạn tinh vân Mặt Trời đang phát triển mạnh chứ không phải dạng hành tinh "sinh sau đẻ muộn" khi tinh vân đã suy yếu.
Theo tính toán, có khoảng 2 kg helium-3 thoát khỏi lõi Trái đất, rò rỉ lên bề mặt mỗi năm, chủ yếu dọc theo hệ thống sườn núi giữa các đại dương, nơi các mảng kiến tạo gặp gỡ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học không tính toán được chính xác bao nhiêu helium-3 đến từ lõi, bao nhiêu đến từ lớp phủ và hiện trong hành tinh chúng ta còn chôn giấu bao nhiêu "kho báu" từ vũ trụ sơ khai này.
Nhưng dựa theo các mô hình rò rỉ, phải có ít nhất 10 triệu tấn đến 1 tỉ tấn helium-3 đang chôn giấu trong lõi.
Sự rò rỉ này có thể đến từ hơn 4 tỉ năm trước, khi một hành tinh cỡ Sao Hỏa đâm sầm vào Trái đất, làm văng ra một khối khí bụi mà sau này tụ thành Mặt Trăng.
Sự kiện này làm tan chảy một phần lớp vỏ của Trái đất nguyên bản, nên helium-3 có đường tìm lên mặt đất.
Lần theo kho báu này, các nhà khoa học hy vọng sẽ trả lời được nhiều câu đố liên quan đến nguồn gốc và sự hình thành hành tinh chúng ta.
Sự hình thành và tiến hóa của Hệ Mặt Trời bắt đầu từ cách đây khoảng 4,6 tỷ năm với sự suy sụp hấp dẫn của một phần nhỏ của một đám mây phân tử khổng lồ.