Đầu năm 2022, các nhà lâm học ở Việt Nam phát hiện ra một loài thực vật vô cùng lạ mắt. Sau quá trình nghiên cứu, xác định, giới chuyên môn cho biết đây là loài thực vật đặc hữu mới của Việt Nam: Mỹ nhụy răng cưa.Mỹ nhụy răng cưa có tên khoa học là Deinostigma serratum F.Wen, L.N.Tuan & D.Dien thuộc họ Tai voi (Gesneriaceae). Nó được phát hiện ở Khu Bảo tồn Phong Điền (Thừa Thiên - Huế).Loài hoa thường mọc trên vách đá ẩm ướt, quanh thác nước và bờ suối. Nó gây chú ý bởi vẻ ngoài bắt mắt. Khác với những loài Deinostigma có rìa tràng hoa hình răng cưa khác, mỹ nhụy răng cưa có phiến lá rộng hơn, rìa cùng cuống lại ngắn, kích thước tràng hoa nhỏ…Với sự phát hiện đặc biệt này, Việt Nam là nước sở hữu thêm loài thực vật đặc hữu. Nó không chỉ có giá trị về khoa học mà còn tạo cảnh quan cho khu vực xuất hiện.Tuy nhiên, dù chỉ mới tìm ra nhưng mỹ nhụy răng cưa lại đang đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn. Nó nằm trong nhóm những loài sắp nguy cấp (VU, D2), theo tiêu chí Sách đỏ của IUCN. Hiện tại, giới chuyên môn vẫn đang nỗ lực bảo vệ mỹ nhụy răng cưa. Trước đó, Việt Nam từng được công nhận 8 loài thuộc chi Deinostigma. Đây là loài thứ 9 của nước ta.
Đầu năm 2022, các nhà lâm học ở Việt Nam phát hiện ra một loài thực vật vô cùng lạ mắt. Sau quá trình nghiên cứu, xác định, giới chuyên môn cho biết đây là loài thực vật đặc hữu mới của Việt Nam: Mỹ nhụy răng cưa.
Mỹ nhụy răng cưa có tên khoa học là Deinostigma serratum F.Wen, L.N.Tuan & D.Dien thuộc họ Tai voi (Gesneriaceae). Nó được phát hiện ở Khu Bảo tồn Phong Điền (Thừa Thiên - Huế).
Loài hoa thường mọc trên vách đá ẩm ướt, quanh thác nước và bờ suối. Nó gây chú ý bởi vẻ ngoài bắt mắt. Khác với những loài Deinostigma có rìa tràng hoa hình răng cưa khác, mỹ nhụy răng cưa có phiến lá rộng hơn, rìa cùng cuống lại ngắn, kích thước tràng hoa nhỏ…
Với sự phát hiện đặc biệt này, Việt Nam là nước sở hữu thêm loài thực vật đặc hữu. Nó không chỉ có giá trị về khoa học mà còn tạo cảnh quan cho khu vực xuất hiện.
Tuy nhiên, dù chỉ mới tìm ra nhưng mỹ nhụy răng cưa lại đang đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn. Nó nằm trong nhóm những loài sắp nguy cấp (VU, D2), theo tiêu chí Sách đỏ của IUCN. Hiện tại, giới chuyên môn vẫn đang nỗ lực bảo vệ mỹ nhụy răng cưa. Trước đó, Việt Nam từng được công nhận 8 loài thuộc chi Deinostigma. Đây là loài thứ 9 của nước ta.