Loài Cá cóc này có tên khoa học là Paramesotriton deloustali, thu hút sự quan tâm của nhiều người vì hình dáng độc đáo và giá trị khoa học cao.Với thân hình dẹt từ trên xuống, đuôi tròn và dài, cá cóc Tam Đảo trông giống thằn lằn nhưng không liên quan đến loài bò sát. Da của chúng có nhiều mụn xù và mọc dọc theo đuôi, giúp chúng tiết chất nhầy trong hoạt động sống.Cá cóc Tam Đảo sống ở cả trên cạn và dưới nước, thường được tìm thấy ở các khe suối ở các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn.Chúng bơi chủ yếu bằng đuôi khi ở dưới nước và di chuyển bằng bốn chân khi trên cạn.Mùa sinh sản của cá cóc Tam Đảo kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4. Sau khi giao phối, con cái bò lên cạn để đẻ trứng. Sau khoảng 45-50 ngày, trứng nở thành nòng nọc, rồi trở thành cá cóc trưởng thành.Tuy nhiên, loài cá cóc Tam Đảo đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng do các hoạt động săn bắt và khai thác động vật này để sử dụng trong nhiều mục đích, từ buôn bán đến điều chế thuốc và sưu tầm làm động vật quý hiếm.Số lượng của loài này đã giảm đáng kể trong 10 năm gần đây, đặt nó vào nhóm 1B trong Sách Đỏ Việt Nam, nhóm động vật đặc biệt cần được bảo vệ.Theo đó, việc bảo tồn là quan trọng để ngăn chặn tình trạng tuyệt chủng của cá cóc Tam Đảo.Mời quý độc giả xem thêm video: Các loài “dị thú” được phát hiện ở Việt Nam gây ám ảnh.
Loài Cá cóc này có tên khoa học là Paramesotriton deloustali, thu hút sự quan tâm của nhiều người vì hình dáng độc đáo và giá trị khoa học cao.
Với thân hình dẹt từ trên xuống, đuôi tròn và dài, cá cóc Tam Đảo trông giống thằn lằn nhưng không liên quan đến loài bò sát. Da của chúng có nhiều mụn xù và mọc dọc theo đuôi, giúp chúng tiết chất nhầy trong hoạt động sống.
Cá cóc Tam Đảo sống ở cả trên cạn và dưới nước, thường được tìm thấy ở các khe suối ở các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn.
Chúng bơi chủ yếu bằng đuôi khi ở dưới nước và di chuyển bằng bốn chân khi trên cạn.
Mùa sinh sản của cá cóc Tam Đảo kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4. Sau khi giao phối, con cái bò lên cạn để đẻ trứng. Sau khoảng 45-50 ngày, trứng nở thành nòng nọc, rồi trở thành cá cóc trưởng thành.
Tuy nhiên, loài cá cóc Tam Đảo đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng do các hoạt động săn bắt và khai thác động vật này để sử dụng trong nhiều mục đích, từ buôn bán đến điều chế thuốc và sưu tầm làm động vật quý hiếm.
Số lượng của loài này đã giảm đáng kể trong 10 năm gần đây, đặt nó vào nhóm 1B trong Sách Đỏ Việt Nam, nhóm động vật đặc biệt cần được bảo vệ.
Theo đó, việc bảo tồn là quan trọng để ngăn chặn tình trạng tuyệt chủng của cá cóc Tam Đảo.