Cá chạch lấu là loài cá nước ngọt thuộc họ cá chạch, phân bố ở vùng Đông Nam Á thuộc hạ lưu sông Mêkông như Lào, Campuchia, Thái Lan và Nam Việt Nam.Miệng cá chạch lấu có thể co duỗi được, vách miệng kéo dài gần tới mắt. Răng hàm nhỏ, mịn, rải đều trên cả 2 hàm. Lược mang thưa. Thực quản ngắn, mặt trong thực quản có nhiều nếp gấp nên co giãn được.Dạ dày có hình chữ J, kích thước không lớn, vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp. Ruột gấp khúc, và có vách dày. Giai đoạn cá chưa thành thục rất khó phân biệt cá chạch lấu đực và cái bằng các chỉ tiêu hình thái.Khi cá thành thục và vào mùa sinh sản thì cá cái thường có chiều dài ngắn hơn cá đực, lỗ sinh dục to, hơi lồi ra ngoài. Cá đực khi thành thục có thân thon, thường dài hơn cá cái, lỗ sinh dục nhỏ, tròn, hơi lõm.Đông y gọi cá chạch, trong đó có cá chạch lấu với tên thuốc là thu ngư, cho rằng cá có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, tráng dương, thanh nhiệt, tiêu khát, chữa nóng trong…Trong cá chạch lấu chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như hàm lượng protein cao hơn hẳn thịt gà. Có rất nhiều phương thuốc mà cá chạch là dược liệu chính để chữa các bệnh suy nhược, thiếu máu, suy dinh dưỡng ở trẻ; chữa mồ hôi trộm ở trẻ em; tăng cường sức khoẻ và khả năng tình dục…Nhờ những công dụng bất ngờ, cá chạch lấu được ví như nhân sâm nước. Bên cạnh đó, cá chạch lấu sông có thịt dai, béo, ngon hơn cá nuôi nên được nhiều quán ăn, nhà hàng thu mua phục vụ thực khách.Những năm gần đây, lượng cá chạch lấu sông mùa lũ khan hiếm dần, số cá chạch lấu loại lớn, cỡ bự tầm vài lạng đến 1kg rất hiếm. Nếu có bắt được cá chạch lấu sông loại bự thì bán với giá rất cao.Trước khi dịch COVID-19 diễn ra, cá chạch lấu thường bán ra thị trường với giá 500.000-600.000 đồng/kg, hiện nay giá giám xuống còn khoảng 400.000 đồng/kg.Vì vậy, các mô hình nuôi cá chạch lấu có thể đem lại thu nhập "khủng" cho người dân. Tuy nhiên, khâu thiết kế hệ thống ao nuôi cá chạch lấu rất quan trọng, phải đảm bảo việc cấp, thoát nước vào ao thường xuyên cá mới nhanh lớn, ít mắc dịch bệnh.Cá chạch lấu thích hợp môi trường nhiệt độ từ 25 -27 độ C. Do vậy bể nuôi xi măng cần thiết kế mái che nắng che mưa, có thể thả thêm bèo nếu bể rộng làm nơi cư ngụ cho cá chạch.Bể xi măng cần được xử lý trước khi thả cá bằng muối hoặc thuốc tím, rửa thật sạch. Có thể ngâm phèn trong vòng 1 tuần để khử các vụn xi măng, mùi xi măng còn động lại. Rửa sạch với nước, ngâm tiếp nước sạch khoảng ngày vài trước khi xả nước chính thức vào nuôi cá.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Cá chạch lấu là loài cá nước ngọt thuộc họ cá chạch, phân bố ở vùng Đông Nam Á thuộc hạ lưu sông Mêkông như Lào, Campuchia, Thái Lan và Nam Việt Nam.
Miệng cá chạch lấu có thể co duỗi được, vách miệng kéo dài gần tới mắt. Răng hàm nhỏ, mịn, rải đều trên cả 2 hàm. Lược mang thưa. Thực quản ngắn, mặt trong thực quản có nhiều nếp gấp nên co giãn được.
Dạ dày có hình chữ J, kích thước không lớn, vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp. Ruột gấp khúc, và có vách dày. Giai đoạn cá chưa thành thục rất khó phân biệt cá chạch lấu đực và cái bằng các chỉ tiêu hình thái.
Khi cá thành thục và vào mùa sinh sản thì cá cái thường có chiều dài ngắn hơn cá đực, lỗ sinh dục to, hơi lồi ra ngoài. Cá đực khi thành thục có thân thon, thường dài hơn cá cái, lỗ sinh dục nhỏ, tròn, hơi lõm.
Đông y gọi cá chạch, trong đó có cá chạch lấu với tên thuốc là thu ngư, cho rằng cá có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, tráng dương, thanh nhiệt, tiêu khát, chữa nóng trong…
Trong cá chạch lấu chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như hàm lượng protein cao hơn hẳn thịt gà. Có rất nhiều phương thuốc mà cá chạch là dược liệu chính để chữa các bệnh suy nhược, thiếu máu, suy dinh dưỡng ở trẻ; chữa mồ hôi trộm ở trẻ em; tăng cường sức khoẻ và khả năng tình dục…
Nhờ những công dụng bất ngờ, cá chạch lấu được ví như nhân sâm nước. Bên cạnh đó, cá chạch lấu sông có thịt dai, béo, ngon hơn cá nuôi nên được nhiều quán ăn, nhà hàng thu mua phục vụ thực khách.
Những năm gần đây, lượng cá chạch lấu sông mùa lũ khan hiếm dần, số cá chạch lấu loại lớn, cỡ bự tầm vài lạng đến 1kg rất hiếm. Nếu có bắt được cá chạch lấu sông loại bự thì bán với giá rất cao.
Trước khi dịch COVID-19 diễn ra, cá chạch lấu thường bán ra thị trường với giá 500.000-600.000 đồng/kg, hiện nay giá giám xuống còn khoảng 400.000 đồng/kg.
Vì vậy, các mô hình nuôi cá chạch lấu có thể đem lại thu nhập "khủng" cho người dân. Tuy nhiên, khâu thiết kế hệ thống ao nuôi cá chạch lấu rất quan trọng, phải đảm bảo việc cấp, thoát nước vào ao thường xuyên cá mới nhanh lớn, ít mắc dịch bệnh.
Cá chạch lấu thích hợp môi trường nhiệt độ từ 25 -27 độ C. Do vậy bể nuôi xi măng cần thiết kế mái che nắng che mưa, có thể thả thêm bèo nếu bể rộng làm nơi cư ngụ cho cá chạch.
Bể xi măng cần được xử lý trước khi thả cá bằng muối hoặc thuốc tím, rửa thật sạch. Có thể ngâm phèn trong vòng 1 tuần để khử các vụn xi măng, mùi xi măng còn động lại. Rửa sạch với nước, ngâm tiếp nước sạch khoảng ngày vài trước khi xả nước chính thức vào nuôi cá.