Trên một fanpage mạng xã hội Facebook từng đăng tải loạt hình ảnh cận cảnh về loài bướm mặt quỷ đang được bảo tồn tại vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén (Cao Bằng). Được biết, những hình ảnh này được anh Triệu Siền – cán bộ Trạm bảo vệ phát sóng Phia Oắc chụp vào năm 2020.Hầu hết mọi người đều rùng mình, nổi da gà khi nhìn vào hình dạng của loài bướm mặt quỷ. Thậm chí, không ít người đã cố gắng hình dung nhưng vẫn thấy giống loài khỉ hơn.Bướm mặt quỷ là loài bướm kỳ lạ trong thế giới côn trùng. Chúng còn được gọi với tên gọi khác như bướm “thần chết" hay bướm “đầu lâu", loài động vật hoang dã này sống phổ biến ở châu Âu.Nếu bị chọc tức, loài bướm này sẽ không im lặng như các loài côn trùng khác mà lập tức phản ứng lại bằng những tiếng kêu để phản đối kẻ đã xâm phạm đến sự bình yên của mình.Trong cổ họng của loài bướm khác thường này có một cơ quan đặc biệt để phát ra âm thanh. Phía trong của môi có một màng cứng bằng sừng (chitin) rung lên thành tiếng khi không khí đi qua. Âm thanh bướm đầu lâu phát ra khá lớn, nghe tựa như tiếng người gào thét.Bướm mặt quỷ thường bay từ châu Phi sang châu Âu để sinh sản vào mùa hè hàng năm. Loài bướm này xuất hiện nhiều ở những cánh đồng khoai tây bởi ấu trùng của chúng dưới dạng sâu róm và rất thích ăn lá cây khoai tây.Khi ấu trùng lột xác thành bướm, thân chúng dài từ 4,6 đến 6cm, sải cánh khi căng ra dài tới 12cm.Mọi người rất ghét loại bướm này vì biểu tượng chiếc đầu lâu trên lưng chúng. Họ còn ghê sợ tiếng kêu giống như người của chúng mà người ta thường cho là nó báo trước một điềm gở.Khác các loài bướm khác, chúng có một chiếc vòi ngắn. Chúng không đậu trên hoa hút nhuỵ, mà thường “ăn cắp” mật đã luyện sẵn từ các đõ ong.Hầu hết cư dân mạng đều cảm thấy mình đã "hồn vía lên mây" ngay từ khi vừa mới nhìn thấy loài bướm này. Rất nhiều bình luận được họ để lại với mục đích cảm thán về "độ xấu" của loài bướm này."Bướm gì thế, vừa nhìn đã hết cả hồn, tí thì ném điện thoại vào nồi lẩu vì giật mình."
Trên một fanpage mạng xã hội Facebook từng đăng tải loạt hình ảnh cận cảnh về loài bướm mặt quỷ đang được bảo tồn tại vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén (Cao Bằng). Được biết, những hình ảnh này được anh Triệu Siền – cán bộ Trạm bảo vệ phát sóng Phia Oắc chụp vào năm 2020.
Hầu hết mọi người đều rùng mình, nổi da gà khi nhìn vào hình dạng của loài bướm mặt quỷ. Thậm chí, không ít người đã cố gắng hình dung nhưng vẫn thấy giống loài khỉ hơn.
Bướm mặt quỷ là loài bướm kỳ lạ trong thế giới côn trùng. Chúng còn được gọi với tên gọi khác như bướm “thần chết" hay bướm “đầu lâu", loài động vật hoang dã này sống phổ biến ở châu Âu.
Nếu bị chọc tức, loài bướm này sẽ không im lặng như các loài côn trùng khác mà lập tức phản ứng lại bằng những tiếng kêu để phản đối kẻ đã xâm phạm đến sự bình yên của mình.
Trong cổ họng của loài bướm khác thường này có một cơ quan đặc biệt để phát ra âm thanh. Phía trong của môi có một màng cứng bằng sừng (chitin) rung lên thành tiếng khi không khí đi qua. Âm thanh bướm đầu lâu phát ra khá lớn, nghe tựa như tiếng người gào thét.
Bướm mặt quỷ thường bay từ châu Phi sang châu Âu để sinh sản vào mùa hè hàng năm. Loài bướm này xuất hiện nhiều ở những cánh đồng khoai tây bởi ấu trùng của chúng dưới dạng sâu róm và rất thích ăn lá cây khoai tây.
Khi ấu trùng lột xác thành bướm, thân chúng dài từ 4,6 đến 6cm, sải cánh khi căng ra dài tới 12cm.
Mọi người rất ghét loại bướm này vì biểu tượng chiếc đầu lâu trên lưng chúng. Họ còn ghê sợ tiếng kêu giống như người của chúng mà người ta thường cho là nó báo trước một điềm gở.
Khác các loài bướm khác, chúng có một chiếc vòi ngắn. Chúng không đậu trên hoa hút nhuỵ, mà thường “ăn cắp” mật đã luyện sẵn từ các đõ ong.
Hầu hết cư dân mạng đều cảm thấy mình đã "hồn vía lên mây" ngay từ khi vừa mới nhìn thấy loài bướm này. Rất nhiều bình luận được họ để lại với mục đích cảm thán về "độ xấu" của loài bướm này.
"Bướm gì thế, vừa nhìn đã hết cả hồn, tí thì ném điện thoại vào nồi lẩu vì giật mình."