1. Dế Weta khổng lồ (Họ Dế vua): loài côn trùng này thực sự rất lớn với trọng lượng đo được có thể lên tới 71 gram (theo iflscience.com), điều đó có nghĩa là nó lớn gấp 3 lần so với một chú chuột nhỏ thông thường. Loài dế Weta thường được tìm thấy chủ yếu ở New Zealand và ở Nam Phi. (Nguồn: Pijamasurf).2. Rết nhà: xuất phát ban đầu từ vùng Địa Trung Hải và sau này đã lan ra khắp nơi trên thế giới. Một chi tiết đặc biệt ở loài rết nhà này là chúng lúc sinh ra chỉ có 4 chân và phải trải qua khá nhiều lần lột xác mới đủ 15 cặp chân. (Nguồn: Thế Giới Côn Trùng). 3. Bọ cạp bay: loài bọ cạp bay này là sự pha trộn giữa ong bắp cày và bọ cạp. Chúng là một loài côn trùng cổ và được các nhà khoa học cho rằng là tổ tiên của nhiều loại bướm hiện nay còn tồn tại trên thế giới. (Nguồn: internet). 4. Loài sâu bướm Puss Moth: loài sâu này có khả năng ngụy trang đặc biệt nhằm hù dọa kẻ thù bằng những hình thái khuôn mặt đáng sợ. Không chỉ vậy, hai chiếc râu ở đuôi còn giúp chúng phun axit formic - một loại axit carbonxylic thường được tìm thấy trong nọc của kiến vào kẻ thù. (Nguồn: Báo Giáo dục và Thời đại Online).5. Bọ ngựa hoa có gai: phân bố ở miền Nam và miền Đông châu Phi. Con trưởng thành của loài này có cấu trúc gai ở mặt dưới đặc trưng dưới bụng. Chúng có nhiều màu sắc khác nhau, thường là xanh lục nhạt, nhưng cũng có thể có màu vàng, hồng hoặc đỏ. (Nguồn: Internet).6. Treehopper Brazil: sở hữu hình dáng khá kỳ dị giống như một chú ong vò vẽ nhưng loài côn trùng này dường như khá vô hại bởi chúng không tấn công, hay có những tuyến độc gây hại cho con người. (Nguồn: Imgur).7. Kiến sư tử: có tên khoa học là Myrmeleontidae và thuộc bộ Cánh gân (Neuroptera) có tuổi thọ khá ấn tượng lên tới 30 năm. Chúng có thể nâng được những vật có trọng lượng gấp 100 lần trọng lượng cơ thể và đặc biệt vẫn có thể sống sót sau 24 giờ bị rơi xuống nước. (Nguồn: Internet).8. Loài Earwigs Châu Âu: Thuộc bộ Dermaptera và có tên khoa học là Forficula auricularia, ngoài ra người ta còn gọi chúng là bộ sâu tai. Chúng thường sống ở những nơi ẩm ướt và điểm đặc biệt ở loài côn trùng này chính là hai gọng kìm ở phía đuôi của chúng. (Nguồn: Bùi Xuân Phượng).9. Loài gián đào hang khổng lồ: có thân hình lên tới hơn 7 cm và tuổi thọ tính được lên tới 10 năm. Loài gián này còn đặc biệt bởi chỗ nó chỉ thích sống trong môi trường dưới lòng đất, không phải trên mặt đất hay trong nhà như những loài gián thông thường. (Nguồn: Khoahoc.tv).10. Loài bọ que khổng lồ: là loài côn trùng dài nhất trên thế giới hiện nay được ghi nhận, với hình dáng giống như một cành cây khổng lồ di động nhằm ngụy trang trước kẻ thù. Loài côn trùng này cũng có khả năng tiết ra chất độc để xua đuổi kẻ thù nếu như chúng gặp nguy hiểm. (Nguồn: Internet). Mời quý độc giả xem video: Tiêu Điểm: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
1. Dế Weta khổng lồ (Họ Dế vua): loài côn trùng này thực sự rất lớn với trọng lượng đo được có thể lên tới 71 gram (theo iflscience.com), điều đó có nghĩa là nó lớn gấp 3 lần so với một chú chuột nhỏ thông thường. Loài dế Weta thường được tìm thấy chủ yếu ở New Zealand và ở Nam Phi. (Nguồn: Pijamasurf).
2. Rết nhà: xuất phát ban đầu từ vùng Địa Trung Hải và sau này đã lan ra khắp nơi trên thế giới. Một chi tiết đặc biệt ở loài rết nhà này là chúng lúc sinh ra chỉ có 4 chân và phải trải qua khá nhiều lần lột xác mới đủ 15 cặp chân. (Nguồn: Thế Giới Côn Trùng).
3. Bọ cạp bay: loài bọ cạp bay này là sự pha trộn giữa ong bắp cày và bọ cạp. Chúng là một loài côn trùng cổ và được các nhà khoa học cho rằng là tổ tiên của nhiều loại bướm hiện nay còn tồn tại trên thế giới. (Nguồn: internet).
4. Loài sâu bướm Puss Moth: loài sâu này có khả năng ngụy trang đặc biệt nhằm hù dọa kẻ thù bằng những hình thái khuôn mặt đáng sợ. Không chỉ vậy, hai chiếc râu ở đuôi còn giúp chúng phun axit formic - một loại axit carbonxylic thường được tìm thấy trong nọc của kiến vào kẻ thù. (Nguồn: Báo Giáo dục và Thời đại Online).
5. Bọ ngựa hoa có gai: phân bố ở miền Nam và miền Đông châu Phi. Con trưởng thành của loài này có cấu trúc gai ở mặt dưới đặc trưng dưới bụng. Chúng có nhiều màu sắc khác nhau, thường là xanh lục nhạt, nhưng cũng có thể có màu vàng, hồng hoặc đỏ. (Nguồn: Internet).
6. Treehopper Brazil: sở hữu hình dáng khá kỳ dị giống như một chú ong vò vẽ nhưng loài côn trùng này dường như khá vô hại bởi chúng không tấn công, hay có những tuyến độc gây hại cho con người. (Nguồn: Imgur).
7. Kiến sư tử: có tên khoa học là Myrmeleontidae và thuộc bộ Cánh gân (Neuroptera) có tuổi thọ khá ấn tượng lên tới 30 năm. Chúng có thể nâng được những vật có trọng lượng gấp 100 lần trọng lượng cơ thể và đặc biệt vẫn có thể sống sót sau 24 giờ bị rơi xuống nước. (Nguồn: Internet).
8. Loài Earwigs Châu Âu: Thuộc bộ Dermaptera và có tên khoa học là Forficula auricularia, ngoài ra người ta còn gọi chúng là bộ sâu tai. Chúng thường sống ở những nơi ẩm ướt và điểm đặc biệt ở loài côn trùng này chính là hai gọng kìm ở phía đuôi của chúng. (Nguồn: Bùi Xuân Phượng).
9. Loài gián đào hang khổng lồ: có thân hình lên tới hơn 7 cm và tuổi thọ tính được lên tới 10 năm. Loài gián này còn đặc biệt bởi chỗ nó chỉ thích sống trong môi trường dưới lòng đất, không phải trên mặt đất hay trong nhà như những loài gián thông thường. (Nguồn: Khoahoc.tv).
10. Loài bọ que khổng lồ: là loài côn trùng dài nhất trên thế giới hiện nay được ghi nhận, với hình dáng giống như một cành cây khổng lồ di động nhằm ngụy trang trước kẻ thù. Loài côn trùng này cũng có khả năng tiết ra chất độc để xua đuổi kẻ thù nếu như chúng gặp nguy hiểm. (Nguồn: Internet).