Chuyên gia Chinzorig Tsogtbaatar tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bắc Carolina và các đồng nghiệp đã nghiên cứu những hóa thạch có niên đại khoảng 85 - 72 triệu năm và phát hiện chúng thuộc về loài khủng long Ornithomimosauria.Loài khủng long Ornithomimosauria có hình dáng giống đà điểu đã phát triển đến kích thước khổng lồ ở miền đông Bắc Mỹ vào khoảng 85 triệu năm trước.Theo các dữ liệu, vào cuối kỷ Phấn Trắng, Bắc Mỹ bị một con đường biển chia cắt thành 2 vùng đất gồm: Laramidia ở phía tây và Appalachia ở phía đông.Do rất ít hóa thạch được tìm thấy ở Appalachia nên giới khoa học hiện vẫn chưa thể giải mã khoa học về các hệ sinh thái cổ đại tại đây.Trong nghiên cứu của nhóm chuyên gia Chinzorig, những hóa thạch được phát hiện thuộc về khủng long Ornithomimosauria đến từ Hệ tầng Eutaw ở Mississippi.Kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia chỉ ra khủng long Ornithomimosauria có ngoại hình khá giống đà điểu khi sở hữu chiếc đầu nhỏ, cánh tay dài và chân khỏe.Thêm nữa, các hóa thạch bao gồm cả xương bàn chân mang đến những thông tin quý giá giúp giới khoa học hiểu hơn về một giai đoạn tiến hóa còn nhiều bí ẩn của khủng long ở Bắc Mỹ.Thông qua so sánh tỷ lệ của những hóa thạch khủng long Ornithomimosauria với kiểu phát triển bên trong xương, nhóm nghiên cứu xác định chúng có thể thuộc về 2 loài. Trong đó, một loài Ornithomimosauria có kích thước tương đối nhỏ trong khi loài còn lại có cơ thể rất lớn.Nhóm nghiên cứu ước tính loài lớn hơn có thể đạt trọng lượng hơn 800 kg khi trưởng thành. Một số cá thể có thể nặng hơn. Theo đó, chúng trở thành một trong những loài Ornithomimosauria lớn nhất từng sống trên Trái đất.Ngoài ra, những hóa thạch của loài Ornithomimosauria được tìm thấy ở Mỹ còn giúp làm sáng tỏ sơ đồ tiến hóa của chúng.Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT1.
Chuyên gia Chinzorig Tsogtbaatar tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bắc Carolina và các đồng nghiệp đã nghiên cứu những hóa thạch có niên đại khoảng 85 - 72 triệu năm và phát hiện chúng thuộc về loài khủng long Ornithomimosauria.
Loài khủng long Ornithomimosauria có hình dáng giống đà điểu đã phát triển đến kích thước khổng lồ ở miền đông Bắc Mỹ vào khoảng 85 triệu năm trước.
Theo các dữ liệu, vào cuối kỷ Phấn Trắng, Bắc Mỹ bị một con đường biển chia cắt thành 2 vùng đất gồm: Laramidia ở phía tây và Appalachia ở phía đông.
Do rất ít hóa thạch được tìm thấy ở Appalachia nên giới khoa học hiện vẫn chưa thể giải mã khoa học về các hệ sinh thái cổ đại tại đây.
Trong nghiên cứu của nhóm chuyên gia Chinzorig, những hóa thạch được phát hiện thuộc về khủng long Ornithomimosauria đến từ Hệ tầng Eutaw ở Mississippi.
Kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia chỉ ra khủng long Ornithomimosauria có ngoại hình khá giống đà điểu khi sở hữu chiếc đầu nhỏ, cánh tay dài và chân khỏe.
Thêm nữa, các hóa thạch bao gồm cả xương bàn chân mang đến những thông tin quý giá giúp giới khoa học hiểu hơn về một giai đoạn tiến hóa còn nhiều bí ẩn của khủng long ở Bắc Mỹ.
Thông qua so sánh tỷ lệ của những hóa thạch khủng long Ornithomimosauria với kiểu phát triển bên trong xương, nhóm nghiên cứu xác định chúng có thể thuộc về 2 loài. Trong đó, một loài Ornithomimosauria có kích thước tương đối nhỏ trong khi loài còn lại có cơ thể rất lớn.
Nhóm nghiên cứu ước tính loài lớn hơn có thể đạt trọng lượng hơn 800 kg khi trưởng thành. Một số cá thể có thể nặng hơn. Theo đó, chúng trở thành một trong những loài Ornithomimosauria lớn nhất từng sống trên Trái đất.
Ngoài ra, những hóa thạch của loài Ornithomimosauria được tìm thấy ở Mỹ còn giúp làm sáng tỏ sơ đồ tiến hóa của chúng.
Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT1.