Loài "Thần điểu" 8 triệu tuổi này đã được đặt cho một cái tên nhuốm màu huyền thoại "Chim sấm của Striton", hay Dromornis stirtoni theo danh pháp khoa học.Đây là loài chim lớn nhất thế giới từng được ghi nhận, chúng to như một con khủng long lớn: cao 3 m và nặng ít nhất nửa tấn.Đôi khi chúng được gọi là chim mihirung. "Mihirung paringmal" là một từ thổ dân của những người Tjapwuring ở vùng phương tây Vitoria và nó có nghĩa là "loài chim khổng lồ".Địa điểm "thần điểu" được phát hiện là một kho tàng hóa thạch mang tên Alcoota nằm ở vùng hẻo lánh, nơi hài cốt của một số loài chuột túi và gấu túi cổ đại từng được tìm thấy.Nó sở hữu một chiếc mỏ quá khổ nhô ra từ một hộp sọ không lớn, gắn trên một cơ thể khổng lồ.Dromornis stirtoni cao 3 mét (9,8 ft) và có thể cân nặng lên đến 650 kg.Loài sinh vật có chi này có cổ dài và cánh giống cái cuống, khiến nó không bay được. Chân của nó khỏe, nhưng không phải là loài chạy nhanh.Mỏ của loài chim này rộng và cực kì khỏe, vì thế các nhà nghiên cứu cho rằng nó là động vật ăn cỏ sử dụng mỏ cắt qua các thân cây cứng.Hiện các nhà khoa học mới chỉ khai quật được phần chi dưới của con vật và đang đào xa hơn để tìm kiếm các phần còn lại, với hy vọng nó là một bộ hài cốt nguyên vẹn.Theo nhà cổ sinh vật học Warren Handley và các đồng nghiệp khác từ Trường Đại học Flinders - Úc, họ từng tìm thấy một cá thể khác gần đó, nhưng chỉ là một số mẩu xương nhỏ và lộn xộn, có thể là của một con trống cùng loài, chưa giúp mô tả được sinh vật kỳ lạ này."Thần điểu" mới được tìm thấy là con mái.Tuy nhiên, sự hiện diện của 2 cá thể cũng đã giúp họ xác định được vài khác biệt cơ bản giữa chim trống và chim mái.Mời quý độc giả xem video: Người đàn ông bỏ 10 tỷ đồng cho thú chơi chim| VTV24.
Loài "Thần điểu" 8 triệu tuổi này đã được đặt cho một cái tên nhuốm màu huyền thoại "Chim sấm của Striton", hay Dromornis stirtoni theo danh pháp khoa học.
Đây là loài chim lớn nhất thế giới từng được ghi nhận, chúng to như một con khủng long lớn: cao 3 m và nặng ít nhất nửa tấn.
Đôi khi chúng được gọi là chim mihirung. "Mihirung paringmal" là một từ thổ dân của những người Tjapwuring ở vùng phương tây Vitoria và nó có nghĩa là "loài chim khổng lồ".
Địa điểm "thần điểu" được phát hiện là một kho tàng hóa thạch mang tên Alcoota nằm ở vùng hẻo lánh, nơi hài cốt của một số loài chuột túi và gấu túi cổ đại từng được tìm thấy.
Nó sở hữu một chiếc mỏ quá khổ nhô ra từ một hộp sọ không lớn, gắn trên một cơ thể khổng lồ.
Dromornis stirtoni cao 3 mét (9,8 ft) và có thể cân nặng lên đến 650 kg.
Loài sinh vật có chi này có cổ dài và cánh giống cái cuống, khiến nó không bay được. Chân của nó khỏe, nhưng không phải là loài chạy nhanh.
Mỏ của loài chim này rộng và cực kì khỏe, vì thế các nhà nghiên cứu cho rằng nó là động vật ăn cỏ sử dụng mỏ cắt qua các thân cây cứng.
Hiện các nhà khoa học mới chỉ khai quật được phần chi dưới của con vật và đang đào xa hơn để tìm kiếm các phần còn lại, với hy vọng nó là một bộ hài cốt nguyên vẹn.
Theo nhà cổ sinh vật học Warren Handley và các đồng nghiệp khác từ Trường Đại học Flinders - Úc, họ từng tìm thấy một cá thể khác gần đó, nhưng chỉ là một số mẩu xương nhỏ và lộn xộn, có thể là của một con trống cùng loài, chưa giúp mô tả được sinh vật kỳ lạ này.
"Thần điểu" mới được tìm thấy là con mái.
Tuy nhiên, sự hiện diện của 2 cá thể cũng đã giúp họ xác định được vài khác biệt cơ bản giữa chim trống và chim mái.