Mới đây, một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã phát hiện ra 2 siêu Trái Đất mới quay quanh một ngôi sao lùn siêu lạnh ở cách Trái Đất chỉ 100 năm ánh sáng.Hai ngoại hành tinh lần lượt được đặt tên là LP 890-9b và LP 890-9c, chúng quay quanh ngôi sao chủ tên là LP 890-9. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Birmingham ở Anh đã sử dụng kính thiên văn SPECULOOS để xác nhận khả năng hỗ trợ sự sống của hai ngoại hành tinh này.Các hành tinh này được gọi là "siêu Trái Đất" vì có những đặc điểm tương tự hành tinh của chúng ta, song có khối lượng lớn hơn khoảng 10 lần, với bề mặt đất đá và khí quyển mỏng.Ngoại hành tinh gần ngôi sao chủ nhất là LP 890-9b, lớn hơn Trái Đất khoảng 30% và nhanh chóng quay quanh ngôi sao lùn chỉ trong 2,7 ngày Trái Đất. Quỹ đạo của nó đi qua chỉ cách sao lùn đỏ 2,8 triệu km.Theo các nhà khoa học, nó nhận được lượng nhiệt và ánh sáng từ ngôi sao của nó nhiều hơn gấp 4,1 lần so với Trái Đất.Ngoại hành tinh thứ hai, được gọi là LP 890-9c, lớn hơn một chút so với LP 890-9b, và lớn hơn Trái Đất của chúng ta khoảng 40%; Quỹ đạo của nó đi qua ở khoảng cách 6 triệu km so với ngôi sao chủ. LP 890-9c hoàn thành quỹ đạo trong khoảng 8,5 ngày Trái Đất.Các nhà khoa học cho rằng, hành tinh thứ hai này (LP 890-9c) nằm trong "vùng có thể sinh sống được" của ngôi sao chủ của nó, nơi nó không quá nóng cũng không quá lạnh để hỗ trợ sự tồn tại của nước lỏng trên bề mặt.Bán cầu ban ngày của LP 890-9c nhận được khoảng 90% nhiệt và ánh sáng mà hành tinh của chúng ta nhận được từ Mặt Trời. Điều này có nghĩa là nếu có một bầu khí quyển thích hợp, nước lỏng có thể tồn tại trên bề mặt.Lý giải phương pháp mà nhóm nghiên cứu áp dụng, tác giả chính của nghiên cứu Laetitia Delrez cho biết họ đã sử dụng dữ liệu TESS thu được - trong đó vệ tinh này giám sát độ sáng của hàng nghìn ngôi sao cùng một lúc, và phát hiện ngôi sao với độ mờ nhẹ - do có hành tinh quay quanh.Dựa trên cơ sở của Tess, các nhà khoa học sẽ sử dụng kính thiên văn, rà lại những điểm mà TESS bỏ lỡ do độ nhạy hạn chế của nó đối với ánh sáng trong phạm vi cận hồng ngoại - thường tỏa ra từ các ngôi sao lạnh hơn, trong đó có LP 890-9.Công việc của TESS là bước đầu. Bước thứ hai quan trọng không kém với các nhà thiên văn học là việc theo dõi các kính thiên văn trên mặt đất - thường rất cần thiết - để xác nhận bản chất hành tinh của các ứng cử viên được phát hiện và để tinh chỉnh các phép đo về kích thước và đặc tính quỹ đạo của chúng.Công việc tiếp theo này đặc biệt quan trọng trong trường hợp các ngôi sao lạnh như LP 890-9 (ngôi sao chủ của 2 siêu Trái Đất vừa được tìm thấy) vì phần lớn ánh sáng của chúng ghi lại dưới dạng tia hồng ngoại, mà độ nhạy của TESS lại bị hạn chế.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Mới đây, một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã phát hiện ra 2 siêu Trái Đất mới quay quanh một ngôi sao lùn siêu lạnh ở cách Trái Đất chỉ 100 năm ánh sáng.
Hai ngoại hành tinh lần lượt được đặt tên là LP 890-9b và LP 890-9c, chúng quay quanh ngôi sao chủ tên là LP 890-9. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Birmingham ở Anh đã sử dụng kính thiên văn SPECULOOS để xác nhận khả năng hỗ trợ sự sống của hai ngoại hành tinh này.
Các hành tinh này được gọi là "siêu Trái Đất" vì có những đặc điểm tương tự hành tinh của chúng ta, song có khối lượng lớn hơn khoảng 10 lần, với bề mặt đất đá và khí quyển mỏng.
Ngoại hành tinh gần ngôi sao chủ nhất là LP 890-9b, lớn hơn Trái Đất khoảng 30% và nhanh chóng quay quanh ngôi sao lùn chỉ trong 2,7 ngày Trái Đất. Quỹ đạo của nó đi qua chỉ cách sao lùn đỏ 2,8 triệu km.
Theo các nhà khoa học, nó nhận được lượng nhiệt và ánh sáng từ ngôi sao của nó nhiều hơn gấp 4,1 lần so với Trái Đất.
Ngoại hành tinh thứ hai, được gọi là LP 890-9c, lớn hơn một chút so với LP 890-9b, và lớn hơn Trái Đất của chúng ta khoảng 40%; Quỹ đạo của nó đi qua ở khoảng cách 6 triệu km so với ngôi sao chủ. LP 890-9c hoàn thành quỹ đạo trong khoảng 8,5 ngày Trái Đất.
Các nhà khoa học cho rằng, hành tinh thứ hai này (LP 890-9c) nằm trong "vùng có thể sinh sống được" của ngôi sao chủ của nó, nơi nó không quá nóng cũng không quá lạnh để hỗ trợ sự tồn tại của nước lỏng trên bề mặt.
Bán cầu ban ngày của LP 890-9c nhận được khoảng 90% nhiệt và ánh sáng mà hành tinh của chúng ta nhận được từ Mặt Trời. Điều này có nghĩa là nếu có một bầu khí quyển thích hợp, nước lỏng có thể tồn tại trên bề mặt.
Lý giải phương pháp mà nhóm nghiên cứu áp dụng, tác giả chính của nghiên cứu Laetitia Delrez cho biết họ đã sử dụng dữ liệu TESS thu được - trong đó vệ tinh này giám sát độ sáng của hàng nghìn ngôi sao cùng một lúc, và phát hiện ngôi sao với độ mờ nhẹ - do có hành tinh quay quanh.
Dựa trên cơ sở của Tess, các nhà khoa học sẽ sử dụng kính thiên văn, rà lại những điểm mà TESS bỏ lỡ do độ nhạy hạn chế của nó đối với ánh sáng trong phạm vi cận hồng ngoại - thường tỏa ra từ các ngôi sao lạnh hơn, trong đó có LP 890-9.
Công việc của TESS là bước đầu. Bước thứ hai quan trọng không kém với các nhà thiên văn học là việc theo dõi các kính thiên văn trên mặt đất - thường rất cần thiết - để xác nhận bản chất hành tinh của các ứng cử viên được phát hiện và để tinh chỉnh các phép đo về kích thước và đặc tính quỹ đạo của chúng.
Công việc tiếp theo này đặc biệt quan trọng trong trường hợp các ngôi sao lạnh như LP 890-9 (ngôi sao chủ của 2 siêu Trái Đất vừa được tìm thấy) vì phần lớn ánh sáng của chúng ghi lại dưới dạng tia hồng ngoại, mà độ nhạy của TESS lại bị hạn chế.