Gấu trúc đỏ có tên khoa học là Ailurus fulgens, chúng có kích thước từ đầu tới thân khoảng 50-65 cm, đuôi 30-50 cm, trọng lượng trung bình từ 5-9 kg.Gấu trúc đỏ có kích thước lớn hơn một chút so với mèo nhà với bộ lông dày màu vàng cam. Bụng và các chi màu đen, có những mảng trắng ở bên đầu và phía trên đôi mắt nhỏ.Gấu trúc đỏ là loài động vật rất khéo léo và nhanh nhẹn, sống chủ yếu ở trên cây. Sống ở vùng núi rộng lớn thuộc Nepal, phía bắc Myanmar (Burma), cũng như ở sâu trong lục địa Trung Quốc (tỉnh Vân Nam), Ấn Độ.Chúng thường dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ trên cây. Màn đêm buông xuống mới đi kiếm ăn. Giống như những loài gấu trúc khác, cấu trúc xương tay của Gấu trúc đỏ cho phép chúng có thể cầm nắm.Vì vậy thức ăn chủ yếu của chúng là tre, mặc dù vậy, Gấu trúc đỏ có thể ăn động vật có vú cỡ nhỏ, chim, trứng và hoa quả. Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng ăn chim, hoa, lá phong, vỏ cây và các loại quả của cây phong, sồi và dâu tằm.Cấu trúc ruột đặc biệt của Họ Gấu trúc đỏ nói chung đều không thể tiêu hóa được Xenlulozơ (Cellulose) vì vậy chúng cần phải kiếm được một lượng lớn tre mỗi ngày.Chúng sử dụng chiếc đuôi dài và rậm rạp của mình để giữ thăng bằng và giữ ấm vào mùa đông. Là một loài động vật ăn cỏ, cái tên gấu trúc được cho là xuất phát từ từ "ponya" trong tiếng Nepal, có nghĩa là tre hoặc động vật ăn thực vật.Gấu trúc đỏ thường sinh sản vào tháng thứ 18, giai đoạn trưởng thành là 2-3 năm đầu. Mặc dù có thể sống cùng khu vực với nhau nhưng thói quen sống một mình trong tự nhiên khiến Gấu trúc đỏ hầu như không tương tác với cá thể khác.Chúng chỉ thực sự tìm tới nhau trong mùa giao phối. Lúc này cá thể Gấu trúc đỏ đực và con cái sẽ giao phối với nhiều cá thể khác trong suốt khoảng thời gian từ giữa tháng 1 tới đầu tháng 3.Trong thời gian mang thai từ 112-158 ngày, chúng sẽ bắt đầu đi nhặt cành cây, dây leo, cỏ và lá cây để làm tổ. Gấu trúc non sẽ được sinh ra vào giữa tháng 6 tới cuối tháng 7, mỗi lần 1-4 con và nặng từ 110-130 gram.Mặc dù tên của chúng có chứa từ “gấu trúc” nhưng về mặt di truyền chúng không liên quan gì đến loài gấu trúc lớn. Đây là một trong những loài động vật được cho là dễ thương nhất thế giới, khuôn mặt mang tính "sát thương" cao.Gấu trúc đỏ đã giảm hơn 50% số lượng cá thể ở Trung Quốc chỉ trong 50 năm qua. Ở tất cả các quốc gia hiện nay, việc săn bắn Gấu trúc đỏ là bất hợp pháp.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Gấu trúc đỏ có tên khoa học là Ailurus fulgens, chúng có kích thước từ đầu tới thân khoảng 50-65 cm, đuôi 30-50 cm, trọng lượng trung bình từ 5-9 kg.
Gấu trúc đỏ có kích thước lớn hơn một chút so với mèo nhà với bộ lông dày màu vàng cam. Bụng và các chi màu đen, có những mảng trắng ở bên đầu và phía trên đôi mắt nhỏ.
Gấu trúc đỏ là loài động vật rất khéo léo và nhanh nhẹn, sống chủ yếu ở trên cây. Sống ở vùng núi rộng lớn thuộc Nepal, phía bắc Myanmar (Burma), cũng như ở sâu trong lục địa Trung Quốc (tỉnh Vân Nam), Ấn Độ.
Chúng thường dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ trên cây. Màn đêm buông xuống mới đi kiếm ăn. Giống như những loài gấu trúc khác, cấu trúc xương tay của Gấu trúc đỏ cho phép chúng có thể cầm nắm.
Vì vậy thức ăn chủ yếu của chúng là tre, mặc dù vậy, Gấu trúc đỏ có thể ăn động vật có vú cỡ nhỏ, chim, trứng và hoa quả. Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng ăn chim, hoa, lá phong, vỏ cây và các loại quả của cây phong, sồi và dâu tằm.
Cấu trúc ruột đặc biệt của Họ Gấu trúc đỏ nói chung đều không thể tiêu hóa được Xenlulozơ (Cellulose) vì vậy chúng cần phải kiếm được một lượng lớn tre mỗi ngày.
Chúng sử dụng chiếc đuôi dài và rậm rạp của mình để giữ thăng bằng và giữ ấm vào mùa đông. Là một loài động vật ăn cỏ, cái tên gấu trúc được cho là xuất phát từ từ "ponya" trong tiếng Nepal, có nghĩa là tre hoặc động vật ăn thực vật.
Gấu trúc đỏ thường sinh sản vào tháng thứ 18, giai đoạn trưởng thành là 2-3 năm đầu. Mặc dù có thể sống cùng khu vực với nhau nhưng thói quen sống một mình trong tự nhiên khiến Gấu trúc đỏ hầu như không tương tác với cá thể khác.
Chúng chỉ thực sự tìm tới nhau trong mùa giao phối. Lúc này cá thể Gấu trúc đỏ đực và con cái sẽ giao phối với nhiều cá thể khác trong suốt khoảng thời gian từ giữa tháng 1 tới đầu tháng 3.
Trong thời gian mang thai từ 112-158 ngày, chúng sẽ bắt đầu đi nhặt cành cây, dây leo, cỏ và lá cây để làm tổ. Gấu trúc non sẽ được sinh ra vào giữa tháng 6 tới cuối tháng 7, mỗi lần 1-4 con và nặng từ 110-130 gram.
Mặc dù tên của chúng có chứa từ “gấu trúc” nhưng về mặt di truyền chúng không liên quan gì đến loài gấu trúc lớn. Đây là một trong những loài động vật được cho là dễ thương nhất thế giới, khuôn mặt mang tính "sát thương" cao.
Gấu trúc đỏ đã giảm hơn 50% số lượng cá thể ở Trung Quốc chỉ trong 50 năm qua. Ở tất cả các quốc gia hiện nay, việc săn bắn Gấu trúc đỏ là bất hợp pháp.