Sao La - Loài thú quý lần đầu được phát hiện ở Việt Nam có tên khoa học là Pseudoryx nghetinhensis.Là một trong những loài thú quý hiếm và hiện đang bị đe doạ tuyệt chủng nhất hành tinh, sao la còn được gọi là kỳ lân châu Á bởi nó hiếm khi được nhìn thấy và được nhận diện sau khi được phát hiện vào năm 1992.Sự kiện phát hiện ra loài thú sừng dài này có ý nghĩa toàn cầu trong lịch sử khoa học vì chỉ có 5 loài thú lớn được phát hiện trong suốt 100 năm trước đó. Đáng tiếc, ngay khi được tìm thấy, Sao La đã bị đánh tên vào Sách đỏ vì số cá thể tồn tại trong môi trường tự nhiên hiện tại được thống kê toàn cầu không hơn vài trăm con.Loài sao la thuộc nhóm thú sừng rỗng trông giống loài Linh dương với 2 cặp sừng song song, nhọn dần về phía cuối và có thể dài tới 50cm.Sao la có chiều dài từ 1,3 – 1,5m, cao 90cm, trọng lượng nặng khoảng 100kg. Da của chúng có màu nâu sẫm, trên mỗi móng của sao la đều có một đốm trắng. Sừng dài có thể đến 51cm, mảnh dẻ và hướng thẳng về phía sau.Sao la sống ở các khu rừng rậm gần suối ở độ cao 200 – 600m trên mực nước biển dọc dãy Trường Sơn. Mùa đông, chúng di cư xuống vùng đất thấp hơn tránh rét. Thời gian sinh đẻ của sao la khoảng tháng 5 – đầu tháng 6.Đây là loài thú còn lại từ thời cổ đại. Thức ăn chủ yếu là cỏ, lá cây rừng. Sao la có đặc tính lẩn trốn con người. Do đó, hiện nay các nhà khoa học chưa thể đánh giá được số lượng chính xác.Theo dự đoán của các nhà khoa học, mật độ của sao la trong Vườn quốc gia Vũ Quang không quá 100 con. Tại Lào thì mật độ sao la cũng chưa rõ nhưng phân bổ không đều.Lần cuối cùng sao la được ghi nhận là ở Lào năm 2010. Người dân tại tỉnh Bolikhamsay, Trung Lào, đã bắt được một cá thể sao la, nhưng cá thể này đã chết sau đó.Tháng 04/2011, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sao la (Saola Nature Reserve) rộng 160km được thành lập ở Quảng Nam. Mở rộng hành lang sinh thái nối liền Việt Nam và Vườn Quốc gia Xe Sap của Lào.Sao la là biểu tượng cho sự đa dạng sinh học của dãy Trường Sơn chạy dọc biên giới Lào và Việt Nam.10 loài động vật sống lâu nhất
Sao La - Loài thú quý lần đầu được phát hiện ở Việt Nam có tên khoa học là Pseudoryx nghetinhensis.
Là một trong những loài thú quý hiếm và hiện đang bị đe doạ tuyệt chủng nhất hành tinh, sao la còn được gọi là kỳ lân châu Á bởi nó hiếm khi được nhìn thấy và được nhận diện sau khi được phát hiện vào năm 1992.
Sự kiện phát hiện ra loài thú sừng dài này có ý nghĩa toàn cầu trong lịch sử khoa học vì chỉ có 5 loài thú lớn được phát hiện trong suốt 100 năm trước đó. Đáng tiếc, ngay khi được tìm thấy, Sao La đã bị đánh tên vào Sách đỏ vì số cá thể tồn tại trong môi trường tự nhiên hiện tại được thống kê toàn cầu không hơn vài trăm con.
Loài sao la thuộc nhóm thú sừng rỗng trông giống loài Linh dương với 2 cặp sừng song song, nhọn dần về phía cuối và có thể dài tới 50cm.
Sao la có chiều dài từ 1,3 – 1,5m, cao 90cm, trọng lượng nặng khoảng 100kg. Da của chúng có màu nâu sẫm, trên mỗi móng của sao la đều có một đốm trắng. Sừng dài có thể đến 51cm, mảnh dẻ và hướng thẳng về phía sau.
Sao la sống ở các khu rừng rậm gần suối ở độ cao 200 – 600m trên mực nước biển dọc dãy Trường Sơn. Mùa đông, chúng di cư xuống vùng đất thấp hơn tránh rét. Thời gian sinh đẻ của sao la khoảng tháng 5 – đầu tháng 6.
Đây là loài thú còn lại từ thời cổ đại. Thức ăn chủ yếu là cỏ, lá cây rừng. Sao la có đặc tính lẩn trốn con người. Do đó, hiện nay các nhà khoa học chưa thể đánh giá được số lượng chính xác.
Theo dự đoán của các nhà khoa học, mật độ của sao la trong Vườn quốc gia Vũ Quang không quá 100 con. Tại Lào thì mật độ sao la cũng chưa rõ nhưng phân bổ không đều.
Lần cuối cùng sao la được ghi nhận là ở Lào năm 2010. Người dân tại tỉnh Bolikhamsay, Trung Lào, đã bắt được một cá thể sao la, nhưng cá thể này đã chết sau đó.
Tháng 04/2011, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sao la (Saola Nature Reserve) rộng 160km được thành lập ở Quảng Nam. Mở rộng hành lang sinh thái nối liền Việt Nam và Vườn Quốc gia Xe Sap của Lào.
Sao la là biểu tượng cho sự đa dạng sinh học của dãy Trường Sơn chạy dọc biên giới Lào và Việt Nam.
10 loài động vật sống lâu nhất