Từ ngàn đời xưa, có một thức uống truyền thống mà mẹ thiên nhiên đã ưu ái dành tặng cho người dân xã Ngọc Tem, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Đó là món rượu đoác. Đây cũng là thứ rượu duy nhất trên thế giới được lấy trực tiếp từ trên cây mang về uống mà không cần qua chế biến.Rượu đoác đã trở thành món đồ uống không thể thiếu mang đậm bản sắc văn hóa nơi núi rừng Tây Nguyên đại ngàn. Vào những ngày hội lớn, dịp lễ, Tết, cưới hỏi cũng như trong đời sống thường nhật, rượu Đoác luôn có sẵn trên bàn của mỗi gia đình xã Ngọc Tem. Rượu đoác được lấy ra từ thân cây đoác (hay còn gọi là cây tà vạt), sau đó ngâm với vỏ cây chuồn phơi khô. Ngoài ra rượu không hề thêm chút hóa chất nào.Vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 6 trong năm, những cây đoác trên rừng bắt đầu trổ hoa. Tuy nhiên người dân phải đợi đến khi hoa già, sau đó cắt bỏ phần hoa và chừa lại phần cuống dài khoảng tầm 2 gang tay để không bị kết trái thì mới lấy được rượu.Có nhiều cách để lấy rượu đoác. Người A Rem thường dùng dao thật sắc xén phía trên ngọn, cố gắng làm sao cho vết cắt thật ngọt để ngọn cây đoác không bị thối và cho nhiều rượu trong thời gian dài.Nếu cây đoác lâu năm, không bị sâu, ngày đầu tiên có thể hứng được cả chục lít rượu. Mỗi cây đoác trưởng thành cho rượu khoảng 3 đến 4 tháng mới hết, sau đó đồng bào cho cây nghỉ lấy sức. Lần sau muốn lấy tiếp phải dùng dao hớt ngắn đi một đoạn giúp cây cho rượu mới.Lúc cây dao quắm vạt ngang qua ngọn cây cũng là lúc một thứ nước trắng đục tứa ra từ giữa lõi non. Khi chưa được ủ lên men, nước đoác có màu đùng đục như sữa, mùi nồng nồng, vị chua chua.Thức uống kỳ lạ này được đồng bào xem như là một thứ nước giải khát, nhưng sau đó là cảm giác lâng lâng lan tỏa.Để có rượu đoác ngon, mỗi khi đi lấy rượu bà con phải chuẩn bị can có chứa sẵn một loại rễ cây được lấy ở tít trong rừng sâu để làm "men".Vì là rượu tự nhiên, không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào nên uống rất êm, cảm giác khoan khoái. Rượu đoác không làm người uống say bí tỉ, đau đầu, mệt mỏi và độc hại như những loại rượu trôi nổi ngoài thị trường. Không những thế, với loại rượu này chị em phụ nữ cũng có thể vô tư thưởng thức.Trước đây, rượu đoác chỉ được người dân bản xứ và khu vực xung quanh biết đến. Ngày nay, nhờ hương vị thơm ngon, độc đáo, rượu đoác trở thành một đặc sản mà du khách nào cũng muốn mua một ít về làm quà cho người thân khi đến với xã Ngọc Tem (Kon Tum). Hơn nữa, đặc sản này lại vô cùng rẻ, chỉ có giá từ 15.000 - 20.000 đồng/lít.Tuy nhiên, rượu đoác rất dễ bị hư hỏng nên chỉ dùng được trong khoảng từ 1 - 2 ngày. Nếu cho vào tủ lạnh thì cũng chỉ có thể bảo quản đến ngày thứ 5 là sẽ bị chua. Chính vì vậy, nhiều du khách từ Quảng Nam, Đà Nẵng mặc dù rất thích nhưng sợ rượu hư nên cũng không dám mua về.>>>Xem thêm video: 10 Loài cây có hình hài tự nhiên kỳ dị bậc nhất (Nguồn: Topbian).
Từ ngàn đời xưa, có một thức uống truyền thống mà mẹ thiên nhiên đã ưu ái dành tặng cho người dân xã Ngọc Tem, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Đó là món rượu đoác. Đây cũng là thứ rượu duy nhất trên thế giới được lấy trực tiếp từ trên cây mang về uống mà không cần qua chế biến.
Rượu đoác đã trở thành món đồ uống không thể thiếu mang đậm bản sắc văn hóa nơi núi rừng Tây Nguyên đại ngàn. Vào những ngày hội lớn, dịp lễ, Tết, cưới hỏi cũng như trong đời sống thường nhật, rượu Đoác luôn có sẵn trên bàn của mỗi gia đình xã Ngọc Tem.
Rượu đoác được lấy ra từ thân cây đoác (hay còn gọi là cây tà vạt), sau đó ngâm với vỏ cây chuồn phơi khô. Ngoài ra rượu không hề thêm chút hóa chất nào.
Vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 6 trong năm, những cây đoác trên rừng bắt đầu trổ hoa. Tuy nhiên người dân phải đợi đến khi hoa già, sau đó cắt bỏ phần hoa và chừa lại phần cuống dài khoảng tầm 2 gang tay để không bị kết trái thì mới lấy được rượu.
Có nhiều cách để lấy rượu đoác. Người A Rem thường dùng dao thật sắc xén phía trên ngọn, cố gắng làm sao cho vết cắt thật ngọt để ngọn cây đoác không bị thối và cho nhiều rượu trong thời gian dài.
Nếu cây đoác lâu năm, không bị sâu, ngày đầu tiên có thể hứng được cả chục lít rượu. Mỗi cây đoác trưởng thành cho rượu khoảng 3 đến 4 tháng mới hết, sau đó đồng bào cho cây nghỉ lấy sức. Lần sau muốn lấy tiếp phải dùng dao hớt ngắn đi một đoạn giúp cây cho rượu mới.
Lúc cây dao quắm vạt ngang qua ngọn cây cũng là lúc một thứ nước trắng đục tứa ra từ giữa lõi non. Khi chưa được ủ lên men, nước đoác có màu đùng đục như sữa, mùi nồng nồng, vị chua chua.
Thức uống kỳ lạ này được đồng bào xem như là một thứ nước giải khát, nhưng sau đó là cảm giác lâng lâng lan tỏa.
Để có rượu đoác ngon, mỗi khi đi lấy rượu bà con phải chuẩn bị can có chứa sẵn một loại rễ cây được lấy ở tít trong rừng sâu để làm "men".
Vì là rượu tự nhiên, không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào nên uống rất êm, cảm giác khoan khoái. Rượu đoác không làm người uống say bí tỉ, đau đầu, mệt mỏi và độc hại như những loại rượu trôi nổi ngoài thị trường. Không những thế, với loại rượu này chị em phụ nữ cũng có thể vô tư thưởng thức.
Trước đây, rượu đoác chỉ được người dân bản xứ và khu vực xung quanh biết đến. Ngày nay, nhờ hương vị thơm ngon, độc đáo, rượu đoác trở thành một đặc sản mà du khách nào cũng muốn mua một ít về làm quà cho người thân khi đến với xã Ngọc Tem (Kon Tum). Hơn nữa, đặc sản này lại vô cùng rẻ, chỉ có giá từ 15.000 - 20.000 đồng/lít.
Tuy nhiên, rượu đoác rất dễ bị hư hỏng nên chỉ dùng được trong khoảng từ 1 - 2 ngày. Nếu cho vào tủ lạnh thì cũng chỉ có thể bảo quản đến ngày thứ 5 là sẽ bị chua. Chính vì vậy, nhiều du khách từ Quảng Nam, Đà Nẵng mặc dù rất thích nhưng sợ rượu hư nên cũng không dám mua về.
>>>Xem thêm video: 10 Loài cây có hình hài tự nhiên kỳ dị bậc nhất (Nguồn: Topbian).