Dù đã tuyệt chủng trên khắp Trung du từ những năm 1800, linh miêu Eurasian đã xuất hiện một số quốc gia như Thụy Sĩ, Pháp, Ý, Áo và Đức, nhờ một loạt chương trình "tái sinh" từ những năm 1970.Tuy nhiên, sự phân mảnh của các quần thể linh miêu Eurasian vẫn là một rào cản và các nhà bảo tồn hiện đang tìm cách kết nối các cá thể sống rải rác trong các nhóm biệt lập trên khắp lục địa.Thích nghi với cuộc sống sa mạc, dê rừng Ả Rập có thể tồn tại trong thời gian dài trong môi trường sống khắc nghiệt, khô cằn, mà không cần nước uống. Nhưng sau khi bị săn bắt để lấy thịt, da và sừng, loài này đã biến mất khỏi tự nhiên từ những năm 1970.Kể từ đó, dê rừng Ả Rập đã được khoa học "hồi sinh" ở Israel, Oman, Ả Rập Saudi, Jordan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. IUCN ước tính có hơn 1200 cá thể dê rừng Ả Rập sống trong tự nhiên, với hơn 6.000 cá thể bị nuôi nhốt, đã thay đổi tình trạng của loài này từ "nguy cấp" sang "dễ bị tổn thương" vào năm 2011, cho thấy nỗ lực đem loài vật này trở lại cuộc sống đã có những sự thành công nhất định.Từ năm 1995 đến năm 1997, 41 con sói xám đã được đưa trở lại Công viên Quốc gia Yellowstone. Sự biến mất của loài sói xám trong vòng 70 năm đã tác động lớn đến hệ sinh thái của công viên: Quần thể nai sừng tấm phát triển không kiểm soát, chăn thả quá mức trên cây liễu và cây dương, hải ly không có thức ăn hoặc nơi ở, và gần như biến mất khỏi công viên. Tính đến tháng 1 năm 2020, có ít nhất 94 con sói trong công viên và hơn 500 con trong khu vực rộng lớn hơn."Hồi sinh" ngựa hoang Mông Cổ (Przewalski) là một trong những trường hợp thành công nhất. Loài ngựa này đã tuyệt chủng trong tự nhiên từ những năm 1960, nhưng một chương trình nhân giống nuôi nhốt năm 1985 đã làm dấy lên hy vọng có thể đưa loài này trở lại. Năm 1992, chương trình nhân giống được khởi động lại tại Mông Cổ.Tính đến năm 2018, hơn 500 con ngựa Mông Cổ được thả rông trên thảo nguyên. Chương trình cũng được tiến hành tại Trung Quốc và Nga. Số lượng quần thể ngựa Mông Cổ hoang dã và nuôi nhốt tính đến nay là khoảng 1900 cá thể.Đã tuyệt chủng ở vùng nông thôn nước Anh trong 40 năm, loài bướm xanh lớn đã được nhân giống thành công vào năm 2020. Các nhà bảo tồn đã dành 5 năm để chuẩn bị cho sự trở lại của loài bướm này tại khu vực Rodborough Common ở Gloucestershire, Tây Nam nước Anh.Tuần lộc sống ở Scotland cách đây hàng nghìn năm, và trước khi được khoa học "hồi sinh" gần đây, lần cuối cùng người ta nhìn thấy một con tuần lộc trong tự nhiên là vào những năm 1200.Năm 1952, một người chăn tuần lộc thuộc tộc người Sami, Mike! Utsi, đã đưa một đàn nhỏ từ miền bắc lạnh giá của Thụy Điển đến vùng có khí hậu mát mẻ của dãy núi Cairngorm ở Scotland, như một chương trình nhân giống không chính thức. Đàn gia súc đã tăng lên 150 con trong những năm gần đây, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu tác động của chúng đối với môi trường.
Dù đã tuyệt chủng trên khắp Trung du từ những năm 1800, linh miêu Eurasian đã xuất hiện một số quốc gia như Thụy Sĩ, Pháp, Ý, Áo và Đức, nhờ một loạt chương trình "tái sinh" từ những năm 1970.
Tuy nhiên, sự phân mảnh của các quần thể linh miêu Eurasian vẫn là một rào cản và các nhà bảo tồn hiện đang tìm cách kết nối các cá thể sống rải rác trong các nhóm biệt lập trên khắp lục địa.
Thích nghi với cuộc sống sa mạc, dê rừng Ả Rập có thể tồn tại trong thời gian dài trong môi trường sống khắc nghiệt, khô cằn, mà không cần nước uống. Nhưng sau khi bị săn bắt để lấy thịt, da và sừng, loài này đã biến mất khỏi tự nhiên từ những năm 1970.
Kể từ đó, dê rừng Ả Rập đã được khoa học "hồi sinh" ở Israel, Oman, Ả Rập Saudi, Jordan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. IUCN ước tính có hơn 1200 cá thể dê rừng Ả Rập sống trong tự nhiên, với hơn 6.000 cá thể bị nuôi nhốt, đã thay đổi tình trạng của loài này từ "nguy cấp" sang "dễ bị tổn thương" vào năm 2011, cho thấy nỗ lực đem loài vật này trở lại cuộc sống đã có những sự thành công nhất định.
Từ năm 1995 đến năm 1997, 41 con sói xám đã được đưa trở lại Công viên Quốc gia Yellowstone. Sự biến mất của loài sói xám trong vòng 70 năm đã tác động lớn đến hệ sinh thái của công viên: Quần thể nai sừng tấm phát triển không kiểm soát, chăn thả quá mức trên cây liễu và cây dương, hải ly không có thức ăn hoặc nơi ở, và gần như biến mất khỏi công viên. Tính đến tháng 1 năm 2020, có ít nhất 94 con sói trong công viên và hơn 500 con trong khu vực rộng lớn hơn.
"Hồi sinh" ngựa hoang Mông Cổ (Przewalski) là một trong những trường hợp thành công nhất. Loài ngựa này đã tuyệt chủng trong tự nhiên từ những năm 1960, nhưng một chương trình nhân giống nuôi nhốt năm 1985 đã làm dấy lên hy vọng có thể đưa loài này trở lại. Năm 1992, chương trình nhân giống được khởi động lại tại Mông Cổ.
Tính đến năm 2018, hơn 500 con ngựa Mông Cổ được thả rông trên thảo nguyên. Chương trình cũng được tiến hành tại Trung Quốc và Nga. Số lượng quần thể ngựa Mông Cổ hoang dã và nuôi nhốt tính đến nay là khoảng 1900 cá thể.
Đã tuyệt chủng ở vùng nông thôn nước Anh trong 40 năm, loài bướm xanh lớn đã được nhân giống thành công vào năm 2020. Các nhà bảo tồn đã dành 5 năm để chuẩn bị cho sự trở lại của loài bướm này tại khu vực Rodborough Common ở Gloucestershire, Tây Nam nước Anh.
Tuần lộc sống ở Scotland cách đây hàng nghìn năm, và trước khi được khoa học "hồi sinh" gần đây, lần cuối cùng người ta nhìn thấy một con tuần lộc trong tự nhiên là vào những năm 1200.
Năm 1952, một người chăn tuần lộc thuộc tộc người Sami, Mike! Utsi, đã đưa một đàn nhỏ từ miền bắc lạnh giá của Thụy Điển đến vùng có khí hậu mát mẻ của dãy núi Cairngorm ở Scotland, như một chương trình nhân giống không chính thức. Đàn gia súc đã tăng lên 150 con trong những năm gần đây, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu tác động của chúng đối với môi trường.