Chiếc gương này được nghệ nhân Louis Alvarez chế tác và xuất xưởng vào năm 1743 ở Pháp. Chỉ 2 ngày sau khi hoàn thành chiếc gương, người thợ vốn đang khỏe mạnh bình thường bỗng đột ngột qua đời trong nhà xưởng vì chứng tràn máu não.Không ai nghi ngờ cái chết của ông có liên quan đến chiếc gương sát nhân kia. Vì vậy nó đã được đưa ra bày bán tại cửa hàng tạp hóa và bắt đầu chuỗi hành trình gieo rắc cái chết.Nạn nhân thứ hai là ông Tesemer, chủ cửa hàng bột mì tại thành phố cảng Marseille. Theo đó, ông đã đến cửa hàng tạp hóa nọ và ngay lập tức bị thu hút bởi chiếc gương. Không suy nghĩ nhiều, ông liền mua về làm quà tặng vợ.Tối hôm ấy, trong buổi tiệc sinh nhật hoành tráng, Tesemer lấy chiếc gương ra khỏi hộp tặng vợ. Khi vừa chạm thử vào những đường nét chạm khắc tinh xảo trên khung, một cơn ớn lạnh xâm chiếm lấy cơ thể Tesemer, khiến đầu óc ông nặng trĩu, cảnh vật trước mắt chông chênh, chao đảo.Bà vợ thấy vậy vội đỡ ông, dìu vào phòng nhưng đáng tiếc, ông đã ra đi. Cũng như Louis, ông được chẩn đoán tử vong vì chứng tràn máu não. Người vợ trẻ quá đau buồn đã bán và đem cho mọi đồ vật riêng tư của ông để không gợi lại kí ức cũ. Chiếc gương "quỷ ám" thất lạc từ đó.Sau 22 năm “im hơi lặng tiếng”, chiếc gương sát nhân đã trở lại vào năm 1765 khi “ra tay” với nạn nhân thứ ba là Arnold – một biên tập viên trẻ tuổi đang công tác tại một nhà xuất bản. Anh biên tập viên thấy chiếc gương trong một cửa hàng bên vỉa hè ở Paris và chỉ nghĩ đơn giản rằng mua nó về để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thông thường.Kể từ hôm ấy, những người hàng xóm không thấy bóng Arnold bước ra khỏi nhà. Khi mọi người bắt đầu nghi ngờ và tìm đến căn hộ của anh thì đã quá muộn: thi thể Arnold đã thối rữa và một lần nữa, nguyên nhân cái chết này cũng là do tràn máu não!Nạn nhân thứ tư là Henry, một ông chủ cửa hàng đồ cổ. Trong khi đi dạo tại khu chợ mua bán đồ cũ, ông đã bắt gặp chiếc gương được chạm khắc tinh xảo này nên đã mua lại và mang về cửa hàng với hy vọng bán được chiếc gương rẻ mạt này với giá cao.Thật không may, ba ngày sau đó, Henry đã đột tử tại cửa hàng trong khi đang thưởng thức ly cà phê sữa sau bữa ăn trưa. Đặc biệt, nguyên nhân tử vong của ông là do chứng… tràn máu não. Suốt thời gian sau đó, chiếc gương tiếp tục lưu lạc và số nạn nhân đã lên tới 38 người.Tháng 4/2005, Waine – một tiến sĩ khảo cổ người Mỹ đã lao vào cuộc tìm kiếm bí ẩn đằng sau tấm gương sát thủ này. Tiến sĩ Waine gọt lấy một vài mẩu dăm trên khung gỗ chiếc gương để làm mẫu hóa nghiệm. Theo kết quả nhận được, chiếc khung gỗ của gương ma được chế tạo bằng gỗ cây coura – một loại cây gỗ rất hiếm gặp đã tuyệt chủng hơn 100 năm nay.Theo tài liệu nghiên cứu, gỗ cây coura chứa một loại chất cực độc, khi hứng luồng ánh sáng tự nhiên càng mạnh rọi vào thì chất độc từ gỗ bay hơi tạo thành luồng khí độc càng nhiều. Khí này khiến mạch máu của não người hít phải ngay lập tức bị tắc nghẽn, nứt vỡ rồi nhanh chóng tràn máu lên não và chết ngay sau đó.Thế nhưng, chưa kịp vui mừng vì khám phá ra bí mật chết người cùng ý định ngăn chặn cái chết oan ức đến nhiều người khác thì tiến sĩ Waine tá hỏa khi chiếc gương đã “không cánh mà bay”.Mời các bạn xem video: Elon Musk ra mắt thiết bị đọc được suy nghĩ con người. Nguồn: VTV
Chiếc gương này được nghệ nhân Louis Alvarez chế tác và xuất xưởng vào năm 1743 ở Pháp. Chỉ 2 ngày sau khi hoàn thành chiếc gương, người thợ vốn đang khỏe mạnh bình thường bỗng đột ngột qua đời trong nhà xưởng vì chứng tràn máu não.
Không ai nghi ngờ cái chết của ông có liên quan đến chiếc gương sát nhân kia. Vì vậy nó đã được đưa ra bày bán tại cửa hàng tạp hóa và bắt đầu chuỗi hành trình gieo rắc cái chết.
Nạn nhân thứ hai là ông Tesemer, chủ cửa hàng bột mì tại thành phố cảng Marseille. Theo đó, ông đã đến cửa hàng tạp hóa nọ và ngay lập tức bị thu hút bởi chiếc gương. Không suy nghĩ nhiều, ông liền mua về làm quà tặng vợ.
Tối hôm ấy, trong buổi tiệc sinh nhật hoành tráng, Tesemer lấy chiếc gương ra khỏi hộp tặng vợ. Khi vừa chạm thử vào những đường nét chạm khắc tinh xảo trên khung, một cơn ớn lạnh xâm chiếm lấy cơ thể Tesemer, khiến đầu óc ông nặng trĩu, cảnh vật trước mắt chông chênh, chao đảo.
Bà vợ thấy vậy vội đỡ ông, dìu vào phòng nhưng đáng tiếc, ông đã ra đi. Cũng như Louis, ông được chẩn đoán tử vong vì chứng tràn máu não. Người vợ trẻ quá đau buồn đã bán và đem cho mọi đồ vật riêng tư của ông để không gợi lại kí ức cũ. Chiếc gương "quỷ ám" thất lạc từ đó.
Sau 22 năm “im hơi lặng tiếng”, chiếc gương sát nhân đã trở lại vào năm 1765 khi “ra tay” với nạn nhân thứ ba là Arnold – một biên tập viên trẻ tuổi đang công tác tại một nhà xuất bản. Anh biên tập viên thấy chiếc gương trong một cửa hàng bên vỉa hè ở Paris và chỉ nghĩ đơn giản rằng mua nó về để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thông thường.
Kể từ hôm ấy, những người hàng xóm không thấy bóng Arnold bước ra khỏi nhà. Khi mọi người bắt đầu nghi ngờ và tìm đến căn hộ của anh thì đã quá muộn: thi thể Arnold đã thối rữa và một lần nữa, nguyên nhân cái chết này cũng là do tràn máu não!
Nạn nhân thứ tư là Henry, một ông chủ cửa hàng đồ cổ. Trong khi đi dạo tại khu chợ mua bán đồ cũ, ông đã bắt gặp chiếc gương được chạm khắc tinh xảo này nên đã mua lại và mang về cửa hàng với hy vọng bán được chiếc gương rẻ mạt này với giá cao.
Thật không may, ba ngày sau đó, Henry đã đột tử tại cửa hàng trong khi đang thưởng thức ly cà phê sữa sau bữa ăn trưa. Đặc biệt, nguyên nhân tử vong của ông là do chứng… tràn máu não. Suốt thời gian sau đó, chiếc gương tiếp tục lưu lạc và số nạn nhân đã lên tới 38 người.
Tháng 4/2005, Waine – một tiến sĩ khảo cổ người Mỹ đã lao vào cuộc tìm kiếm bí ẩn đằng sau tấm gương sát thủ này. Tiến sĩ Waine gọt lấy một vài mẩu dăm trên khung gỗ chiếc gương để làm mẫu hóa nghiệm. Theo kết quả nhận được, chiếc khung gỗ của gương ma được chế tạo bằng gỗ cây coura – một loại cây gỗ rất hiếm gặp đã tuyệt chủng hơn 100 năm nay.
Theo tài liệu nghiên cứu, gỗ cây coura chứa một loại chất cực độc, khi hứng luồng ánh sáng tự nhiên càng mạnh rọi vào thì chất độc từ gỗ bay hơi tạo thành luồng khí độc càng nhiều. Khí này khiến mạch máu của não người hít phải ngay lập tức bị tắc nghẽn, nứt vỡ rồi nhanh chóng tràn máu lên não và chết ngay sau đó.
Thế nhưng, chưa kịp vui mừng vì khám phá ra bí mật chết người cùng ý định ngăn chặn cái chết oan ức đến nhiều người khác thì tiến sĩ Waine tá hỏa khi chiếc gương đã “không cánh mà bay”.