Nhóm hợp tác quốc tế Glass Collaboration đã phát hiện một trong những thiên hà lâu đời nhất vũ trụ sơ khai nhờ kính thiên văn mạnh nhất thế giới James Webb. Họ phát hiện thiên hà Gz9p3 khi nó đang ở thời điểm 510 triệu năm sau Vụ nổ lớn (Big Bang) - thời kỳ sơ khai của vũ trụ hiện đã được 13,8 tỉ năm tuổi.Trước đó, kính viễn vọng không gian Hubble đã quan sát được Gz9p3 nhưng chỉ thấy thiên hà này giống như hai đốm sáng lớn.Giống những thiên hà thuở sơ khai khác mà kính thiên văn James Webb đã quan sát được, Gz9p3 có khối lượng lớn và trưởng thành hơn dự kiến so với thiên hà trong vũ trụ sơ khai.Tại thời điểm Gz9p3 được kính thiên văn James Webb phát hiện, thiên hà này dường như đã chứa hàng tỉ ngôi sao.Thêm nữa, thiên Gz9p3 nặng gấp khoảng 10 lần so với các thiên hà khác từng được quan sát bằng kính James Webb trong thời kỳ tương tự trong lịch sử vũ trụ.Nhóm nghiên cứu còn xác định được thiên hà Gz9p3 có hình dạng phức tạp với hai đốm sáng để lộ hai cái nhân. Điều này cho thấy Gz9p3 có khả năng được tạo ra khi hai thiên hà thuở sơ khai va chạm nhau trong vũ trụ sơ khai.Vụ va chạm này có khả năng vẫn đang tiếp diễn trong thời gian các nhà thiên văn quan sát Gz9p3 bằng kính thiên văn James Webb.Thông qua quan sát thiên hà cổ xưa này, các nhà thiên văn phát hiện những thiên hà có thể tích lũy khối lượng nhanh chóng trong vũ trụ sơ khai thông qua sự hợp nhất và sự hình thành sao là một yếu tố quan trọng trong vũ trụ sơ khai hơn dự đoán ban đầu.Kính thiên văn James Webb có độ nhạy hơn gấp 100 lần so với kính Hubble. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu kính Hubble chỉ có thể nhìn ngược về thời điểm cách sự kiện khai sinh vũ trụ Big Bang khoảng 400 triệu năm thì kính James Webb có khả năng quan sát thời điểm vũ trụ khoảng 100 triệu năm tuổi.Những công cụ và thiết bị của James Webb cũng cho phép các chuyên gia mã lịch sử, quá trình hình thành vũ trụ, bao gồm sự sống trên Trái đất được gieo mầm như thế nào.Mời độc giả xem video: Ngắm Trái đất đẹp mê hồn từ Trạm Vũ trụ quốc tế.
Nhóm hợp tác quốc tế Glass Collaboration đã phát hiện một trong những thiên hà lâu đời nhất vũ trụ sơ khai nhờ kính thiên văn mạnh nhất thế giới James Webb. Họ phát hiện thiên hà Gz9p3 khi nó đang ở thời điểm 510 triệu năm sau Vụ nổ lớn (Big Bang) - thời kỳ sơ khai của vũ trụ hiện đã được 13,8 tỉ năm tuổi.
Trước đó, kính viễn vọng không gian Hubble đã quan sát được Gz9p3 nhưng chỉ thấy thiên hà này giống như hai đốm sáng lớn.
Giống những thiên hà thuở sơ khai khác mà kính thiên văn James Webb đã quan sát được, Gz9p3 có khối lượng lớn và trưởng thành hơn dự kiến so với thiên hà trong vũ trụ sơ khai.
Tại thời điểm Gz9p3 được kính thiên văn James Webb phát hiện, thiên hà này dường như đã chứa hàng tỉ ngôi sao.
Thêm nữa, thiên Gz9p3 nặng gấp khoảng 10 lần so với các thiên hà khác từng được quan sát bằng kính James Webb trong thời kỳ tương tự trong lịch sử vũ trụ.
Nhóm nghiên cứu còn xác định được thiên hà Gz9p3 có hình dạng phức tạp với hai đốm sáng để lộ hai cái nhân. Điều này cho thấy Gz9p3 có khả năng được tạo ra khi hai thiên hà thuở sơ khai va chạm nhau trong vũ trụ sơ khai.
Vụ va chạm này có khả năng vẫn đang tiếp diễn trong thời gian các nhà thiên văn quan sát Gz9p3 bằng kính thiên văn James Webb.
Thông qua quan sát thiên hà cổ xưa này, các nhà thiên văn phát hiện những thiên hà có thể tích lũy khối lượng nhanh chóng trong vũ trụ sơ khai thông qua sự hợp nhất và sự hình thành sao là một yếu tố quan trọng trong vũ trụ sơ khai hơn dự đoán ban đầu.
Kính thiên văn James Webb có độ nhạy hơn gấp 100 lần so với kính Hubble. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu kính Hubble chỉ có thể nhìn ngược về thời điểm cách sự kiện khai sinh vũ trụ Big Bang khoảng 400 triệu năm thì kính James Webb có khả năng quan sát thời điểm vũ trụ khoảng 100 triệu năm tuổi.
Những công cụ và thiết bị của James Webb cũng cho phép các chuyên gia mã lịch sử, quá trình hình thành vũ trụ, bao gồm sự sống trên Trái đất được gieo mầm như thế nào.
Mời độc giả xem video: Ngắm Trái đất đẹp mê hồn từ Trạm Vũ trụ quốc tế.