Cá hề (clownfish) có cơ thể màu da cam với ba vạch màu trắng. Chúng là động vật lưỡng tính với khả năng sinh sản giống cả con đực và con cái. Tuy nhiên, cá hề không sản xuất trứng và tinh trùng cùng lúc. Chúng sinh ra với một giới tính nhưng có thể chuyển sang giới tính khác nếu cần thiết.Cá hawkfish sống thành đàn nhưng chỉ có duy nhất một con cá đực đồng thời cũng là con cá lớn nhất trong đàn. Khi con cá đực chết hoặc mất tích, một trong số các con cá cái sẽ biến đổi thành con đực để thay thế vị trí đó.Sự thay đổi giới tính ở ếch không được coi là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, hiện tượng này lại thường xuyên xảy ra ở loài ếch cây xanh. Ô nhiễm là một trong những yếu tố được quan sát là góp phần vào sự thay đổi giới tính ở ếch - đặc biệt là sự hiện diện của thuốc diệt cỏ và estrogen tổng hợp. Tuy nhiên, những điều này chỉ khiến ếch đực biến thành ếch cái chứ không phải ngược lại.Nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng ếch cũng đảo ngược giới tính của chúng trong môi trường tự nhiên. Thay đổi giới tính (chỉ xảy ra ở giai đoạn sơ sinh của ếch) có thể phát triển sự đa dạng di truyền và loại bỏ một số đột biến xấu trong quá trình sinh sản.Sên chuối (banana slug) có cơ thể màu vàng và chiều dài cơ thể khoảng 25 cm. Sên chuối là động vật lưỡng tính, nghĩa là chúng đồng thời sử dụng cả cơ quan sinh sản đực và cái. Mặc dù có khả năng tự thụ tinh, nhưng hầu hết những con sên chuối đều tìm cho mình một bạn tình khác để giao phối.Rồng Úc Bearded Dragon là một loại bò sát đặc biệt. Ở nhiệt độ bình thường, chúng phát triển theo hệ thống xác định nhiễm sắc thể. Nhưng khi trời rất nóng (trên 32 ° C), một số cá thể với nhiễm sắc thể đực ban đầu sẽ tự động chuyển thành giống cái. Và nếu nhiệt độ trên 36 ° C, tất cả cá thể đực của loài này đều đảo ngược giới tính của thành con cái.Cá chình ruy băng xanh rất hiếm khi xuất hiện trước mặt con người, bởi vì chúng dành phần lớn cuộc đời của mình để sống trong các lỗ ở đáy nước ngầm. Tuy nhiên trên thực tế, chúng là một loài lưỡng tính tương tự như cá hề, cá chình ruy băng có thể chuyển từ đực thành cái trong suốt cuộc đời của chúng.Nhưng không giống như cá hề, tất cả cá chình ruy băng đều trải qua sự thay đổi này. Chúng sinh ra là đực và tất cả những con đực chưa thành niên đều có màu đen tuyền, sau đó theo thời gian chúng sẽ phát triển vây lưng màu vàng và các màu sắc khác trên cơ thể. Khi trưởng thành, chúng sẽ có xanh lam với những điểm nhấn màu vàng.Một số chim cardinal cũng có thể mang đặc điểm cơ thể của cả hai giới tính. Cá thể chim trong hình có một nửa bộ lông màu nâu xám (đặc điểm của chim cái) và một nửa bộ lông có màu đỏ sáng (đặc điểm của chim đực).Ở một số sinh vật, chẳng hạn như bướm, sự phân hóa giới tính có thể được nhìn thấy trên toàn bộ cơ thể. Theo nghĩa đen, trên cơ thể con vật hiển thị cả màu sắc và đặc điểm của con đực và con cái. Tình trạng hai giới tính hiếm gặp này được gọi là gynandromorphism.Những con cá vược (bass) đực sống trên nhiều con sông trên khắp nước Mỹ có những bộ phận cơ thể giống con cái. Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy khoảng 70 - 90% số lượng cá vược đực ở khu vực đông nam nước Mỹ bây giờ là động vật lưỡng tính.Một số con rắn cái, chẳng hạn như rắn hổ mang cá (cottonmouth), có khả năng tự thụ tinh cho trứng của mình mà không cần con đực. Điều này nghĩa là rắn thực hiện các chức năng sinh sản của cả hai giới tính cùng một lúc.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Cá hề (clownfish) có cơ thể màu da cam với ba vạch màu trắng. Chúng là động vật lưỡng tính với khả năng sinh sản giống cả con đực và con cái. Tuy nhiên, cá hề không sản xuất trứng và tinh trùng cùng lúc. Chúng sinh ra với một giới tính nhưng có thể chuyển sang giới tính khác nếu cần thiết.
Cá hawkfish sống thành đàn nhưng chỉ có duy nhất một con cá đực đồng thời cũng là con cá lớn nhất trong đàn. Khi con cá đực chết hoặc mất tích, một trong số các con cá cái sẽ biến đổi thành con đực để thay thế vị trí đó.
Sự thay đổi giới tính ở ếch không được coi là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, hiện tượng này lại thường xuyên xảy ra ở loài ếch cây xanh. Ô nhiễm là một trong những yếu tố được quan sát là góp phần vào sự thay đổi giới tính ở ếch - đặc biệt là sự hiện diện của thuốc diệt cỏ và estrogen tổng hợp. Tuy nhiên, những điều này chỉ khiến ếch đực biến thành ếch cái chứ không phải ngược lại.
Nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng ếch cũng đảo ngược giới tính của chúng trong môi trường tự nhiên. Thay đổi giới tính (chỉ xảy ra ở giai đoạn sơ sinh của ếch) có thể phát triển sự đa dạng di truyền và loại bỏ một số đột biến xấu trong quá trình sinh sản.
Sên chuối (banana slug) có cơ thể màu vàng và chiều dài cơ thể khoảng 25 cm. Sên chuối là động vật lưỡng tính, nghĩa là chúng đồng thời sử dụng cả cơ quan sinh sản đực và cái. Mặc dù có khả năng tự thụ tinh, nhưng hầu hết những con sên chuối đều tìm cho mình một bạn tình khác để giao phối.
Rồng Úc Bearded Dragon là một loại bò sát đặc biệt. Ở nhiệt độ bình thường, chúng phát triển theo hệ thống xác định nhiễm sắc thể. Nhưng khi trời rất nóng (trên 32 ° C), một số cá thể với nhiễm sắc thể đực ban đầu sẽ tự động chuyển thành giống cái. Và nếu nhiệt độ trên 36 ° C, tất cả cá thể đực của loài này đều đảo ngược giới tính của thành con cái.
Cá chình ruy băng xanh rất hiếm khi xuất hiện trước mặt con người, bởi vì chúng dành phần lớn cuộc đời của mình để sống trong các lỗ ở đáy nước ngầm. Tuy nhiên trên thực tế, chúng là một loài lưỡng tính tương tự như cá hề, cá chình ruy băng có thể chuyển từ đực thành cái trong suốt cuộc đời của chúng.
Nhưng không giống như cá hề, tất cả cá chình ruy băng đều trải qua sự thay đổi này. Chúng sinh ra là đực và tất cả những con đực chưa thành niên đều có màu đen tuyền, sau đó theo thời gian chúng sẽ phát triển vây lưng màu vàng và các màu sắc khác trên cơ thể. Khi trưởng thành, chúng sẽ có xanh lam với những điểm nhấn màu vàng.
Một số chim cardinal cũng có thể mang đặc điểm cơ thể của cả hai giới tính. Cá thể chim trong hình có một nửa bộ lông màu nâu xám (đặc điểm của chim cái) và một nửa bộ lông có màu đỏ sáng (đặc điểm của chim đực).
Ở một số sinh vật, chẳng hạn như bướm, sự phân hóa giới tính có thể được nhìn thấy trên toàn bộ cơ thể. Theo nghĩa đen, trên cơ thể con vật hiển thị cả màu sắc và đặc điểm của con đực và con cái. Tình trạng hai giới tính hiếm gặp này được gọi là gynandromorphism.
Những con cá vược (bass) đực sống trên nhiều con sông trên khắp nước Mỹ có những bộ phận cơ thể giống con cái. Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy khoảng 70 - 90% số lượng cá vược đực ở khu vực đông nam nước Mỹ bây giờ là động vật lưỡng tính.
Một số con rắn cái, chẳng hạn như rắn hổ mang cá (cottonmouth), có khả năng tự thụ tinh cho trứng của mình mà không cần con đực. Điều này nghĩa là rắn thực hiện các chức năng sinh sản của cả hai giới tính cùng một lúc.