Thanh kiếm có niên đại hơn 2.400 năm mà vẫn sắc bén và không bị gỉ sét, là một bảo vật của Việt Vương Câu Tiễn, vị vua chư hầu của nhà Chu thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.Bảo vật này được phát hiện trong một ngôi mộ cổ tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nơi có đặc điểm của người nước Sở thời xưa.Các nhà khảo cổ đã xác định thanh kiếm này vẫn còn nguyên vẹn và sắc bén sau hơn 2.400 năm là nhờ vào ba tầng bảo vệ chống oxy hóa.Một là, lớp sơn đen trên vỏ kiếm có tác dụng chống thấm, chống nhiệt và chống mối mọt. Hai là, bên ngoài quan tài có bọc đất sét trắng để ngăn không khí bên ngoài xâm nhập. Ba là, ngôi mộ này chìm dưới tầng nước ngầm, tạo điều kiện ổn định cho bảo vật này không bị oxy hóa.Về việc tại sao thanh kiếm này lại xuất hiện ở nước Sở thay vì nơi Việt Vương Câu Tiễn trị vì, các chuyên gia và nhà nghiên cứu có hai quan điểm.Một số cho rằng, có thể là liên quan đến cuộc hôn nhân chính trị, khi vua của nước Sở cưới con gái của Câu Tiễn và thanh kiếm được trao cho con gái làm của hồi môn. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng thanh kiếm có thể là chiến lợi phẩm của người Sở trong thời Chiến Quốc.Thanh kiếm Câu Tiễn hiện đang được trưng bày và bảo quản tại Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và được xem là một trong những bảo vật quý giá nhất của quốc gia này.Từ năm 2014, thanh kiếm không được phép xuất cảnh ra khỏi Trung Quốc.Mời quý độc giả xem thêm video: Đào được thanh kiếm cổ, không ngờ là manh mối vụ án 2.700 năm trước.
Thanh kiếm có niên đại hơn 2.400 năm mà vẫn sắc bén và không bị gỉ sét, là một bảo vật của Việt Vương Câu Tiễn, vị vua chư hầu của nhà Chu thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.
Bảo vật này được phát hiện trong một ngôi mộ cổ tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nơi có đặc điểm của người nước Sở thời xưa.
Các nhà khảo cổ đã xác định thanh kiếm này vẫn còn nguyên vẹn và sắc bén sau hơn 2.400 năm là nhờ vào ba tầng bảo vệ chống oxy hóa.
Một là, lớp sơn đen trên vỏ kiếm có tác dụng chống thấm, chống nhiệt và chống mối mọt. Hai là, bên ngoài quan tài có bọc đất sét trắng để ngăn không khí bên ngoài xâm nhập. Ba là, ngôi mộ này chìm dưới tầng nước ngầm, tạo điều kiện ổn định cho bảo vật này không bị oxy hóa.
Về việc tại sao thanh kiếm này lại xuất hiện ở nước Sở thay vì nơi Việt Vương Câu Tiễn trị vì, các chuyên gia và nhà nghiên cứu có hai quan điểm.
Một số cho rằng, có thể là liên quan đến cuộc hôn nhân chính trị, khi vua của nước Sở cưới con gái của Câu Tiễn và thanh kiếm được trao cho con gái làm của hồi môn. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng thanh kiếm có thể là chiến lợi phẩm của người Sở trong thời Chiến Quốc.
Thanh kiếm Câu Tiễn hiện đang được trưng bày và bảo quản tại Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và được xem là một trong những bảo vật quý giá nhất của quốc gia này.
Từ năm 2014, thanh kiếm không được phép xuất cảnh ra khỏi Trung Quốc.