Sông Ô Vưu được mệnh danh là dòng sông bạc tỷ nhờ bên dưới lòng đầy rẫy những mỏ đá phỉ thúy nguyên sinh vô cùng quý hiếm. Nhờ dòng sông Ô Vưu mà Myanmar trở thành quốc gia sản xuất tới 95% những sản phẩm từ ngọc phỉ thúy trên thị trường.Phỉ thúy là một loại ngọc quý hiếm và đắt đỏ được nhiều người yêu thích. Đến những nhân vật lừng lẫy lịch sử như Từ Hi thái hậu vô cùng ưa thích và khao khát loại đá quý này.Bà sở hữu một khối ngọc phỉ thúy được tạc thành hình cây cải thảo và yêu thích nó tới nỗi đặc biệt dặn dò con cháu phải chôn nó cùng với mình khi mất.Ngọc phỉ thúy được chia thành 4 loại dựa theo độ hoàn thiện trong tự nhiên của chúng. Trong đó phỉ thúy loại A là loại được hình thành tự nhiên và có chất lượng tốt nhất.Phỉ thúy loại A lại được chia nhỏ thành 4 chủng ngọc khác nhau, trong đó quý nhất là Thủy Tinh chủng và Băng chủng. Mà hai loại ngọc phỉ thúy thượng hạng này chỉ khai thác được ở sông Ô Vưu.Để hình thành nên ngọc phỉ thúy cần rất nhiều điều kiện địa chất khắt khe. Toàn thế giới hiện có không tới 10 nơi khai thác được phỉ thúy, và mỏ khai thác phỉ thúy của sông Ô Vưu là nơi có điều kiện tự nhiên lý tưởng nhất trong số đó nhờ điều kiện địa chất khá ổn định.Để hình thành nên loại ngọc quý này, cần có nhiệt độ cao và áp suất thấp, vùng đất và đá nguyên sinh phải có hàm lượng Crom cao và sắt thấp.Sau đó còn phải trải qua quá trình tinh chế chất lỏng thủy nhiệt trong chuyển động địa chất của vỏ Trái Đất. Ngoài ra, tình hình địa chất của khu vực đó còn phải tương đối ổn định để tránh làm vỡ ngọc.Do độ quý hiếm và giá trị của ngọc phỉ thúy, sông Ô Vưu đã bị náo loạn bởi người dân trong vùng và cả những người ở nơi khác lũ lượt kéo tới nhặt đá mong đổi đời.Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình trật tự an ninh của địa phương. Vì vậy chính quyền Myanmar đã cắt cử quân đội bảo vệ sông Ô Vưu 24/7.Hiện nay dù du khách nước ngoài hay người bản địa đều không được tự ý ra vào nơi đây trừ khi có sự cho phép đặc biệt từ chính quyền, nếu không sẽ bị bắt lại ngay lập tức.Ngoài ra, chính phủ Myanmar cũng ban hành thêm một số điều luật, chính sách để bảo vệ kho báu thiên nhiên này khỏi tay của các đạo tặc khai thác trái phép..
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Sông Ô Vưu được mệnh danh là dòng sông bạc tỷ nhờ bên dưới lòng đầy rẫy những mỏ đá phỉ thúy nguyên sinh vô cùng quý hiếm. Nhờ dòng sông Ô Vưu mà Myanmar trở thành quốc gia sản xuất tới 95% những sản phẩm từ ngọc phỉ thúy trên thị trường.
Phỉ thúy là một loại ngọc quý hiếm và đắt đỏ được nhiều người yêu thích. Đến những nhân vật lừng lẫy lịch sử như Từ Hi thái hậu vô cùng ưa thích và khao khát loại đá quý này.
Bà sở hữu một khối ngọc phỉ thúy được tạc thành hình cây cải thảo và yêu thích nó tới nỗi đặc biệt dặn dò con cháu phải chôn nó cùng với mình khi mất.
Ngọc phỉ thúy được chia thành 4 loại dựa theo độ hoàn thiện trong tự nhiên của chúng. Trong đó phỉ thúy loại A là loại được hình thành tự nhiên và có chất lượng tốt nhất.
Phỉ thúy loại A lại được chia nhỏ thành 4 chủng ngọc khác nhau, trong đó quý nhất là Thủy Tinh chủng và Băng chủng. Mà hai loại ngọc phỉ thúy thượng hạng này chỉ khai thác được ở sông Ô Vưu.
Để hình thành nên ngọc phỉ thúy cần rất nhiều điều kiện địa chất khắt khe. Toàn thế giới hiện có không tới 10 nơi khai thác được phỉ thúy, và mỏ khai thác phỉ thúy của sông Ô Vưu là nơi có điều kiện tự nhiên lý tưởng nhất trong số đó nhờ điều kiện địa chất khá ổn định.
Để hình thành nên loại ngọc quý này, cần có nhiệt độ cao và áp suất thấp, vùng đất và đá nguyên sinh phải có hàm lượng Crom cao và sắt thấp.
Sau đó còn phải trải qua quá trình tinh chế chất lỏng thủy nhiệt trong chuyển động địa chất của vỏ Trái Đất. Ngoài ra, tình hình địa chất của khu vực đó còn phải tương đối ổn định để tránh làm vỡ ngọc.
Do độ quý hiếm và giá trị của ngọc phỉ thúy, sông Ô Vưu đã bị náo loạn bởi người dân trong vùng và cả những người ở nơi khác lũ lượt kéo tới nhặt đá mong đổi đời.
Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình trật tự an ninh của địa phương. Vì vậy chính quyền Myanmar đã cắt cử quân đội bảo vệ sông Ô Vưu 24/7.
Hiện nay dù du khách nước ngoài hay người bản địa đều không được tự ý ra vào nơi đây trừ khi có sự cho phép đặc biệt từ chính quyền, nếu không sẽ bị bắt lại ngay lập tức.