Kinh hoàng vụ va chạm tàn khốc giữa các ngoại hành tinh

Google News

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới cho thấy ngoại hành tinh dày đặc Kepler-107c đã bị một hành tinh va đập vào một thời điểm nào đó trong lịch sử, để lại một lõi khổng lồ, giàu sắt tồn tại mãi cho tới ngày hôm nay.

Nằm trong hệ thống Kepler-107, cách chòm sao Cygnus khoảng 1.700 năm ánh sáng là hai ngoại hành tinh có tên khoa học là Kepler-107b và Kepler-107c.

Cả hai ngoại hành tinh này gần giống nhau, có bán kính gấp 1,5 lần bán kính Trái đất.

Kinh hoang vu va cham tan khoc giua cac ngoai hanh tinh
 Nguồn ảnh: phys.

Trong đó, hành tinh trong cùng Kepler-107b to gấp 3,5 lần Trái đất, trong khi Kepler-107c nằm xa hơn có khối lượng lớn gấp 9,4 lần khối lượng Trái đất.

Quan trọng hơn, Kepler-107b có mật độ vật chất giống Trái đất khoảng 5,3 gram trên mỗi cm khối, trong khi Kepler-107c ở xa hơn có mật độ vật liệu khoảng 12,6 gram trên mỗi cm khối - cực kỳ dày đặc.

Phát hiện mới cho thấy, ngoại hành tinh Kepler-107c từng bị va đập tàn khốc bởi một hành tinh lạ trong quá khứ.

Vụ va chạm này đã khiến cho ngoại hành tinh Kepler-107c chỉ còn lại một lõi giàu sắt, chứa tới 70% lượng sắt còn tồn tại mãi cho tới bây giờ.

Mời quý vị xem video: Top 9 hành tinh đáng sợ nhất trong vũ trụ


Huỳnh Dũng (theo Phys)

>> xem thêm

Bình luận(0)