Một xác ướp Ai Cập thuộc về thai phụ được lưu giữ trong Bảo tàng Quốc gia Ba Lan ở Warsaw. Gần đây, các chuyên gia thuộc Dự án Xác ướp Warsaw công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý về thi hài này.Theo các chuyên gia, xác ướp thuộc về một phụ nữ qua đời khi khoảng 20 - 30 tuổi. Vào thời điểm tử vong, người này đang mang thai 26 - 30 tuần.Việc tìm thấy một xác ướp nữ mang thai được các chuyên gia vô cùng hiếm gặp. Từ đây, các chuyên gia tò mò vì sao người xưa không lấy thai nhi ra khỏi bụng người mẹ trong quá trình ướp xác.Do vậy, nhóm nghiên cứu thực hiện một số kiểm tra, phân tích nhằm tìm ra lời giải. Sau một thời gian, họ phát hiện xác ướp phụ nữ mang thai được tạo thành nhờ một quá trình hóa học.Theo nhóm nghiên cứu, thợ ướp xác đã dùng muối natron bao phủ lên tử thi để làm khô thi thể. Natron đóng vai trò như chất khử trùng và hút ẩm (làm khô) tự nhiên và là thành phần chính trong quy trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại.Sau khi loại bỏ các cơ quan nội tạng, thợ ướp xác thêm natron vào bên trong nhằm bảo quản thi hài. Sau đó, thi hài được bọc bằng bùn sông Nile khô, mùn cưa, địa y và vải khô.Trong các kiểm tra, nhóm nhà khoa học phát hiện khi natron bao phủ thi thể người phụ nữ mang thai, quá trình trên khiến axit formic và các hợp chất khác xuất hiện bên trong tử cung, tạo điều kiện hoàn hảo để bảo quản thai nhi một cách hoàn hảo.Cụ thể, độ pH trong thi thể người phụ nữ mang thai sẽ chuyển từ môi trường kiềm sang môi trường có tính axit cao hơn.Sự thay đổi này sẽ dẫn đến các khoáng chất trong xương của thai nhi thoát ra, khiến xương khô đi và bị khoáng hóa.Do vậy, nhóm chuyên gia gần như không nhìn thấy xương của thai nhi trong ảnh chụp cắt lớp vi tính. Thay vào đó, họ có thể nhìn thấy các mô khô của bàn tay, bàn chân... của đứa trẻ.Mời độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV24.
Một xác ướp Ai Cập thuộc về thai phụ được lưu giữ trong Bảo tàng Quốc gia Ba Lan ở Warsaw. Gần đây, các chuyên gia thuộc Dự án Xác ướp Warsaw công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý về thi hài này.
Theo các chuyên gia, xác ướp thuộc về một phụ nữ qua đời khi khoảng 20 - 30 tuổi. Vào thời điểm tử vong, người này đang mang thai 26 - 30 tuần.
Việc tìm thấy một xác ướp nữ mang thai được các chuyên gia vô cùng hiếm gặp. Từ đây, các chuyên gia tò mò vì sao người xưa không lấy thai nhi ra khỏi bụng người mẹ trong quá trình ướp xác.
Do vậy, nhóm nghiên cứu thực hiện một số kiểm tra, phân tích nhằm tìm ra lời giải. Sau một thời gian, họ phát hiện xác ướp phụ nữ mang thai được tạo thành nhờ một quá trình hóa học.
Theo nhóm nghiên cứu, thợ ướp xác đã dùng muối natron bao phủ lên tử thi để làm khô thi thể. Natron đóng vai trò như chất khử trùng và hút ẩm (làm khô) tự nhiên và là thành phần chính trong quy trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại.
Sau khi loại bỏ các cơ quan nội tạng, thợ ướp xác thêm natron vào bên trong nhằm bảo quản thi hài. Sau đó, thi hài được bọc bằng bùn sông Nile khô, mùn cưa, địa y và vải khô.
Trong các kiểm tra, nhóm nhà khoa học phát hiện khi natron bao phủ thi thể người phụ nữ mang thai, quá trình trên khiến axit formic và các hợp chất khác xuất hiện bên trong tử cung, tạo điều kiện hoàn hảo để bảo quản thai nhi một cách hoàn hảo.
Cụ thể, độ pH trong thi thể người phụ nữ mang thai sẽ chuyển từ môi trường kiềm sang môi trường có tính axit cao hơn.
Sự thay đổi này sẽ dẫn đến các khoáng chất trong xương của thai nhi thoát ra, khiến xương khô đi và bị khoáng hóa.
Do vậy, nhóm chuyên gia gần như không nhìn thấy xương của thai nhi trong ảnh chụp cắt lớp vi tính. Thay vào đó, họ có thể nhìn thấy các mô khô của bàn tay, bàn chân... của đứa trẻ.
Mời độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV24.