Cầu vòng thận: Ảnh thận của chuột này được chụp bởi kỹ thuật MRI khuếch tán, cho thấy các hướng lan chảy của các phân tử nước. Nhờ vậy ta trông thấy các ống thận, lọc máu để cho ra nước tiểu. Ảnh đẹp của Niang Wang, thuộc Đại học Duke (Mỹ), đoạt giải nhất kèm số tiền thưởng 550 euro.Não của ruồi giấm: Ảnh scanner 3D, tái tạo não của ruồi giấm một các chính xác, với hệ thần kinh, cơ, mắt… Ảnh hình thành nhờ chụp tia X lớp synchrotron (synchrotron x-ray tomographic 3D). Ảnh được trao giải 2. Tác giả là An-Lu-Chin làm việc tại Trung tâm nghiên cứu não, Đại học Quốc gia Thanh Hoa (Đài Loan).Sức lôi cuốn của khám phá, học hỏi: Các học sinh tiểu học thuộc một trường làng thích thú ngắm một bộ vi xử lý các dữ kiện tin học khi tham quan một viện nghiên cứu ở thành phố Kolkata của Ấn Độ.Nọc nhện: Ảnh thể hiện việc trích nọc của nhện kềnh Lasiodora trong phòng thí nghiệm. Nọc nhện này chứa 10 độc chất khác nhau có thể chữa bệnh và cũng có thể gây ra cái chết. Sải rộng của nhện có thể đạt 25cm, con cái có thể nặng đến 100g.Mandelbrot fractal nhìn qua trí thông minh nhân tạo: Một phân dạng Mandelbrot được tái thể hiện bởi một thuật toán được tạo nên từ các chân dung của tác giả.Lộ diện để tránh bị săn bắt: Một con ếch Dendrobates tinctorius cõng một nòng nọc trong rừng nhiệt đới Nam Mỹ. Loài ếch này có màu sắc rực rỡ, ngược với cách ngụy trang hòa lẫn vào thiên nhiên là một cách giúp các loài săn mồi dễ nhận, biết sự nguy hiểm và tránh xa.Món tráng miệng hấp dẫn: Khi một cây tăng trưởng trong ống nghiệm, nó dễ bị nhiễm nấm, mốc hay vi khuẩn từ môi trường xung quanh. Đôi khi, sự sinh sản của những loài ký sinh này lại tạo nên những hình dạng xinh đẹp, óng ả. Như trong hình, mốc bao quanh một cây nho nhỏ đã tạo hình một chiếc bánh hột lựu ngon lành.Cầu muỗi nhện: Ở Nam Philipppines, một nhóm muỗi nhện (crane fly) đực xếp nối tiếp nhau tạo nên một chiếc cầu mỏng manh (lekking), có lẽ là một tập tính liên quan đến sự sinh sản. Loài côn trùng hai cánh này hiện gặp nguy cơ mất chỗ sinh sống tự nhiên trong rừng do sự biến đổi khí hậu và sự mất cân bằng hệ sinh thái.Đường xoắn âm thanh: Ốc tai là chặng cuối cùng âm thanh vượt qua để đến dây thần kinh thính giác; trong ảnh ốc tai được tô màu bởi phương pháp hóa miễn dịch tế bào (immuno-histochemistry). Phần màu đỏ thể hiện những tế bào lông, chuyển đổi âm thanh thành tín hiệu thần kinh (dây thần kinh màu xanh lục).Gia đình ngụy trang: Hai mẹ con chim hoạt động về đêm này thuộc họ Caprimulgidae, được chụp trong tư thế lạ, bất động như trong trạng thái suy tưởng, khiến người ta khó nhận ra chúng. Ảnh chụp tại vùng núi Andes.Leo dốc: Leo lên đỉnh là đặc tính của một số loài côn trùng như kiến muốn chinh phục điểm cao nhất của hoa. Tác giả Jianqun Gao, thuộc Đại học Sydney (Australia), phải chờ 27 phút để chụp ảnh này.Thiên hà đại dương: Ảnh thiên hà trên được chụp bởi kính viễn vọng? Không, đây là ảnh chụp đáy biển, với những chất polymere do các vi sinh vật biển bài tiết.Sao biển: Sao biển thuộc ngành da gai có thể tái sinh bất kỳ phần nào của cơ thể nên rất được các nhà khoa học quan tâm.Tế bào nội mô: Những tế bào nội mô (endothelial cells) được tách khỏi máu người, rồi được chụp bằng smartphone với sự trợ giúp của một kính hiển vi, hệ số phóng đại 20x.“Hãy nhìn thẳng vào mắt tôi”: Nhìn trực diện nhện nhảy (jumping spider – Salticidae), nhất là đôi mắt, rất gây ấn tượng. Mời quý vị xem video: Xem voi đực vô cớ tấn công rượt đuổi tê giác
Cầu vòng thận: Ảnh thận của chuột này được chụp bởi kỹ thuật MRI khuếch tán, cho thấy các hướng lan chảy của các phân tử nước. Nhờ vậy ta trông thấy các ống thận, lọc máu để cho ra nước tiểu. Ảnh đẹp của Niang Wang, thuộc Đại học Duke (Mỹ), đoạt giải nhất kèm số tiền thưởng 550 euro.
Não của ruồi giấm: Ảnh scanner 3D, tái tạo não của ruồi giấm một các chính xác, với hệ thần kinh, cơ, mắt… Ảnh hình thành nhờ chụp tia X lớp synchrotron (synchrotron x-ray tomographic 3D). Ảnh được trao giải 2. Tác giả là An-Lu-Chin làm việc tại Trung tâm nghiên cứu não, Đại học Quốc gia Thanh Hoa (Đài Loan).
Sức lôi cuốn của khám phá, học hỏi: Các học sinh tiểu học thuộc một trường làng thích thú ngắm một bộ vi xử lý các dữ kiện tin học khi tham quan một viện nghiên cứu ở thành phố Kolkata của Ấn Độ.
Nọc nhện: Ảnh thể hiện việc trích nọc của nhện kềnh Lasiodora trong phòng thí nghiệm. Nọc nhện này chứa 10 độc chất khác nhau có thể chữa bệnh và cũng có thể gây ra cái chết. Sải rộng của nhện có thể đạt 25cm, con cái có thể nặng đến 100g.
Mandelbrot fractal nhìn qua trí thông minh nhân tạo: Một phân dạng Mandelbrot được tái thể hiện bởi một thuật toán được tạo nên từ các chân dung của tác giả.
Lộ diện để tránh bị săn bắt: Một con ếch Dendrobates tinctorius cõng một nòng nọc trong rừng nhiệt đới Nam Mỹ. Loài ếch này có màu sắc rực rỡ, ngược với cách ngụy trang hòa lẫn vào thiên nhiên là một cách giúp các loài săn mồi dễ nhận, biết sự nguy hiểm và tránh xa.
Món tráng miệng hấp dẫn: Khi một cây tăng trưởng trong ống nghiệm, nó dễ bị nhiễm nấm, mốc hay vi khuẩn từ môi trường xung quanh. Đôi khi, sự sinh sản của những loài ký sinh này lại tạo nên những hình dạng xinh đẹp, óng ả. Như trong hình, mốc bao quanh một cây nho nhỏ đã tạo hình một chiếc bánh hột lựu ngon lành.
Cầu muỗi nhện: Ở Nam Philipppines, một nhóm muỗi nhện (crane fly) đực xếp nối tiếp nhau tạo nên một chiếc cầu mỏng manh (lekking), có lẽ là một tập tính liên quan đến sự sinh sản. Loài côn trùng hai cánh này hiện gặp nguy cơ mất chỗ sinh sống tự nhiên trong rừng do sự biến đổi khí hậu và sự mất cân bằng hệ sinh thái.
Đường xoắn âm thanh: Ốc tai là chặng cuối cùng âm thanh vượt qua để đến dây thần kinh thính giác; trong ảnh ốc tai được tô màu bởi phương pháp hóa miễn dịch tế bào (immuno-histochemistry). Phần màu đỏ thể hiện những tế bào lông, chuyển đổi âm thanh thành tín hiệu thần kinh (dây thần kinh màu xanh lục).
Gia đình ngụy trang: Hai mẹ con chim hoạt động về đêm này thuộc họ Caprimulgidae, được chụp trong tư thế lạ, bất động như trong trạng thái suy tưởng, khiến người ta khó nhận ra chúng. Ảnh chụp tại vùng núi Andes.
Leo dốc: Leo lên đỉnh là đặc tính của một số loài côn trùng như kiến muốn chinh phục điểm cao nhất của hoa. Tác giả Jianqun Gao, thuộc Đại học Sydney (Australia), phải chờ 27 phút để chụp ảnh này.
Thiên hà đại dương: Ảnh thiên hà trên được chụp bởi kính viễn vọng? Không, đây là ảnh chụp đáy biển, với những chất polymere do các vi sinh vật biển bài tiết.
Sao biển: Sao biển thuộc ngành da gai có thể tái sinh bất kỳ phần nào của cơ thể nên rất được các nhà khoa học quan tâm.
Tế bào nội mô: Những tế bào nội mô (endothelial cells) được tách khỏi máu người, rồi được chụp bằng smartphone với sự trợ giúp của một kính hiển vi, hệ số phóng đại 20x.
“Hãy nhìn thẳng vào mắt tôi”: Nhìn trực diện nhện nhảy (jumping spider – Salticidae), nhất là đôi mắt, rất gây ấn tượng.
Mời quý vị xem video: Xem voi đực vô cớ tấn công rượt đuổi tê giác