Hồ Baikal ở miền nam Siberia không chỉ là hồ lâu đời nhất thế giới mà còn là một trong những hồ sâu nhất thế giới và là một trong những hồ trong nhất. Những đặc điểm đó kết hợp với nhau làm cho nó trở thành một vị trí đắc địa cho các nhiếp ảnh gia vào bất kỳ dịp nào. Nhưng nhiếp ảnh gia Kristina Makeeva đến từ Nga đã tiến một bước xa hơn khi đã cho ra đời một bộ ảnh đáng kinh ngạc trên mặt hồ này.
Hồ nước ngọt này có độ sâu 5.387 feet (1.642 mét) và đóng băng với độ dày từ 5 đến 6,5 feet. Đó là một hồ nước đã từng được quân đội Nga đi qua vào năm 1920 trong cuộc Đại băng giá ở Siberia. Ngày nay, mọi người đổ xô đến hồ Baikal để ngắm nhìn và một số người thậm chí còn dựng lều trên lớp băng trong vắt.Makeeva đi du lịch đến khu vực này với bạn bè, nơi cô bị hớp hồn bởi vẻ đẹp của nó. Nhiếp ảnh gia chia sẻ trải nghiệm của cô trên Bored Panda: “Ở một số nơi băng trơn như gương, bạn có thể chụp những bức ảnh phản chiếu ấn tượng. Ở đây, có rất nhiều du khách đang di chuyển trên giày trượt, xe đạp hoặc xe trượt tuyết. Một số người trong số họ đi bộ hàng trăm km và ngủ trong lều trên băng. Đều đó thật tuyệt vời.”“Băng luôn nứt nẻ. Khi sương xuất hiện nhiều, các vết nứt chia cắt băng thành các khu vực khác nhau. Chiều dài của những vết nứt là 6-8 dặm (10-30 km) và chiều rộng là 1-2 feet (2-3 mét). Các vết nứt xảy ra hằng năm gần như ở tất cả các khu vực trên hồ. Theo sau chúng là một tiếng nứt lớn gợi nhớ đến tiếng sấm hoặc tiếng súng. Nhờ các khe nứt mà cá trong hồ không bị chết vì thiếu oxy. Nói chung, băng ở Baikal mang rất nhiều điều bí ẩn, phần lớn các hình thành đều khơi gợi sự quan tâm của các nhà khoa học”.Những bong bóng chúng ta nhìn thấy giống như những quả cầu thủy tinh bị đóng băng theo thời gian nhưng thực chất là do khí mêtan ở hồ Baikal tạo ra. Những viên ngọc trai nhỏ này là một trong những lý do giải thích cho biệt danh của hồ là “Ngọc trai của Siberia”. Hồ còn có một con đường băng mở cửa từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Chạy khoảng hơn 7 dặm (12 km), độ dày là hơn 20 inch (60 cm).
Hồ Baikal ở miền nam Siberia không chỉ là hồ lâu đời nhất thế giới mà còn là một trong những hồ sâu nhất thế giới và là một trong những hồ trong nhất. Những đặc điểm đó kết hợp với nhau làm cho nó trở thành một vị trí đắc địa cho các nhiếp ảnh gia vào bất kỳ dịp nào. Nhưng nhiếp ảnh gia Kristina Makeeva đến từ Nga đã tiến một bước xa hơn khi đã cho ra đời một bộ ảnh đáng kinh ngạc trên mặt hồ này.
Hồ nước ngọt này có độ sâu 5.387 feet (1.642 mét) và đóng băng với độ dày từ 5 đến 6,5 feet. Đó là một hồ nước đã từng được quân đội Nga đi qua vào năm 1920 trong cuộc Đại băng giá ở Siberia. Ngày nay, mọi người đổ xô đến hồ Baikal để ngắm nhìn và một số người thậm chí còn dựng lều trên lớp băng trong vắt.
Makeeva đi du lịch đến khu vực này với bạn bè, nơi cô bị hớp hồn bởi vẻ đẹp của nó. Nhiếp ảnh gia chia sẻ trải nghiệm của cô trên Bored Panda: “Ở một số nơi băng trơn như gương, bạn có thể chụp những bức ảnh phản chiếu ấn tượng. Ở đây, có rất nhiều du khách đang di chuyển trên giày trượt, xe đạp hoặc xe trượt tuyết. Một số người trong số họ đi bộ hàng trăm km và ngủ trong lều trên băng. Đều đó thật tuyệt vời.”
“Băng luôn nứt nẻ. Khi sương xuất hiện nhiều, các vết nứt chia cắt băng thành các khu vực khác nhau. Chiều dài của những vết nứt là 6-8 dặm (10-30 km) và chiều rộng là 1-2 feet (2-3 mét). Các vết nứt xảy ra hằng năm gần như ở tất cả các khu vực trên hồ. Theo sau chúng là một tiếng nứt lớn gợi nhớ đến tiếng sấm hoặc tiếng súng. Nhờ các khe nứt mà cá trong hồ không bị chết vì thiếu oxy. Nói chung, băng ở Baikal mang rất nhiều điều bí ẩn, phần lớn các hình thành đều khơi gợi sự quan tâm của các nhà khoa học”.
Những bong bóng chúng ta nhìn thấy giống như những quả cầu thủy tinh bị đóng băng theo thời gian nhưng thực chất là do khí mêtan ở hồ Baikal tạo ra. Những viên ngọc trai nhỏ này là một trong những lý do giải thích cho biệt danh của hồ là “Ngọc trai của Siberia”. Hồ còn có một con đường băng mở cửa từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Chạy khoảng hơn 7 dặm (12 km), độ dày là hơn 20 inch (60 cm).