1. Ếch gỗ “ngừng sống” để vượt qua cái rét: Trong khi con người, dù được hỗ trợ với những công nghệ tối tân nhất, vẫn đang loay hoay tìm giải pháp đóng băng cơ thể mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, thì một loài ếch nhỏ đã và đang thực hiện việc này vào mỗi mùa Đông trong hàng ngàn năm mà chúng tồn tại.Ếch gỗ chính là nhân vật sở hữu khả năng đặc biệt vừa được nhắc đến. Đây là một loài lưỡng cư thường sinh sống trong phạm vi từ Bắc Mỹ cho đến vòng Cực Bắc. Vì phải sống trong khu vực có điều kiện lạnh giá nên chúng đã phát triển một chiến thuật chịu lạnh hết sức đặc biệt: “Ngừng sống” để vượt qua cái rét.Cụ thể, khi bắt đầu cảm nhận thấy cái lạnh của mùa Đông, ếch gỗ sẽ chuyển sang trạng thái ngủ Đông đặc biệt bằng cách ngừng mọi chức năng sống, từ nhịp đập của tim cho đến hoạt động não như một con ếch đã chết, rồi để mặc cho cơ thể tự đóng băng.Khi mùa hè đến, thời tiết ấm dần lên, ếch gỗ cũng nhờ vậy mà được rã đông, quay trở lại cuộc sống bình thường. Đây quả là một phương pháp khó tin để thoát khỏi nguy hiểm của loài động vật này. 2. Ễnh ương châu Phi tạo ra những "ngôi nhà" bằng chất nhầy để sống sót qua mùa khô: Những con ễnh ương châu Phi sống ở thảo nguyên châu Phi, nơi có thời tiết rất nóng và khô.Khi một con ếch ra khỏi nước, chất nhầy trên da giúp nó thở bằng cách hòa tan oxy từ không khí. Để da không bị khô trong khí hậu nóng bức của châu Phi, loài ễnh ương chôn mình dưới lòng đất từ 15 đến 20 cm. Sau đó, nó tạo ra một lớp màng nhầy, cứng lại thành một cái kén. Con ếch có thể ở trong cái kén này tới bảy năm trong khi chờ mưa.Khi mưa đến, độ ẩm làm mềm túi nhầy, đánh thức ếch và báo hiệu mùa mưa đã bắt đầu. Đây cũng là thời điểm ếch sinh sản và hoạt động tích cực nhất. 3. Cá ở Nam Cực có protein "chống đông" trong máu: Loài cá notothenioid được sinh ra với chất protein chống đông trong mao mạch. Điều này giúp máu vẫn chảy bình thường mà không đông cứng trong điều kiện khắc nghiệt ở Nam Cực. Loài cá notothenioid được sinh ra với chất protein chống đông trong mao mạch. Điều này giúp máu vẫn chảy bình thường mà không đông cứng trong điều kiện khắc nghiệt ở Nam Cực. 4. Voi sử dụng đôi tai khổng lồ để hạ nhiệt: Tai voi hoạt động giống như một cơ chế làm mát tích hợp. Chúng có thể hạ nhiệt bằng cách vỗ đôi tai khổng lồ của mình.Bằng cách thực hiện chuyển động vỗ tai, loài động vật này đang tự tạo ra một làn gió và thúc đẩy lưu lượng máu qua các mạch trong tai, giúp chúng hạ nhiệt.Đôi khi, voi bơi lội tung tăng trong một vùng nước và sử dụng vòi của chúng để phun những dòng nước vào sau tai để tăng thêm hiệu quả làm mát.>>>Xem thêm video: Bật cười với những khoảnh khắc hài hước của động vật. Nguồn: Kienthucnet.
1. Ếch gỗ “ngừng sống” để vượt qua cái rét: Trong khi con người, dù được hỗ trợ với những công nghệ tối tân nhất, vẫn đang loay hoay tìm giải pháp đóng băng cơ thể mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, thì một loài ếch nhỏ đã và đang thực hiện việc này vào mỗi mùa Đông trong hàng ngàn năm mà chúng tồn tại.
Ếch gỗ chính là nhân vật sở hữu khả năng đặc biệt vừa được nhắc đến. Đây là một loài lưỡng cư thường sinh sống trong phạm vi từ Bắc Mỹ cho đến vòng Cực Bắc. Vì phải sống trong khu vực có điều kiện lạnh giá nên chúng đã phát triển một chiến thuật chịu lạnh hết sức đặc biệt: “Ngừng sống” để vượt qua cái rét.
Cụ thể, khi bắt đầu cảm nhận thấy cái lạnh của mùa Đông, ếch gỗ sẽ chuyển sang trạng thái ngủ Đông đặc biệt bằng cách ngừng mọi chức năng sống, từ nhịp đập của tim cho đến hoạt động não như một con ếch đã chết, rồi để mặc cho cơ thể tự đóng băng.
Khi mùa hè đến, thời tiết ấm dần lên, ếch gỗ cũng nhờ vậy mà được rã đông, quay trở lại cuộc sống bình thường. Đây quả là một phương pháp khó tin để thoát khỏi nguy hiểm của loài động vật này.
2. Ễnh ương châu Phi tạo ra những "ngôi nhà" bằng chất nhầy để sống sót qua mùa khô: Những con ễnh ương châu Phi sống ở thảo nguyên châu Phi, nơi có thời tiết rất nóng và khô.
Khi một con ếch ra khỏi nước, chất nhầy trên da giúp nó thở bằng cách hòa tan oxy từ không khí. Để da không bị khô trong khí hậu nóng bức của châu Phi, loài ễnh ương chôn mình dưới lòng đất từ 15 đến 20 cm. Sau đó, nó tạo ra một lớp màng nhầy, cứng lại thành một cái kén. Con ếch có thể ở trong cái kén này tới bảy năm trong khi chờ mưa.
Khi mưa đến, độ ẩm làm mềm túi nhầy, đánh thức ếch và báo hiệu mùa mưa đã bắt đầu. Đây cũng là thời điểm ếch sinh sản và hoạt động tích cực nhất.
3. Cá ở Nam Cực có protein "chống đông" trong máu: Loài cá notothenioid được sinh ra với chất protein chống đông trong mao mạch. Điều này giúp máu vẫn chảy bình thường mà không đông cứng trong điều kiện khắc nghiệt ở Nam Cực.
Loài cá notothenioid được sinh ra với chất protein chống đông trong mao mạch. Điều này giúp máu vẫn chảy bình thường mà không đông cứng trong điều kiện khắc nghiệt ở Nam Cực.
4. Voi sử dụng đôi tai khổng lồ để hạ nhiệt: Tai voi hoạt động giống như một cơ chế làm mát tích hợp. Chúng có thể hạ nhiệt bằng cách vỗ đôi tai khổng lồ của mình.
Bằng cách thực hiện chuyển động vỗ tai, loài động vật này đang tự tạo ra một làn gió và thúc đẩy lưu lượng máu qua các mạch trong tai, giúp chúng hạ nhiệt.
Đôi khi, voi bơi lội tung tăng trong một vùng nước và sử dụng vòi của chúng để phun những dòng nước vào sau tai để tăng thêm hiệu quả làm mát.
>>>Xem thêm video: Bật cười với những khoảnh khắc hài hước của động vật. Nguồn: Kienthucnet.